IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM HIỆN NAY
c. Lối sống đô thị
Lối sống đô thị là tổng thể các nét cơ bản, đặc trưng cho phương thức hoạt động sống có ý nghĩa xã hội đặc thù của các cá nhân và các nhóm xã hội, các giai cấp, tầng lớp xã hội tại các đô thị; điểm độc đáo của nó là được hình thành dưới ảnh hưởng trực tiếp của đời sống xã hội đô thị với tư cách là một môi trường không gian xã hội đặc biệt, phân biệt rõ nét với môi trường xã hội nông thôn.
Những đặc trưng cơ bản của lối sống đơ thị:
Tính cơ động nghề nghiệp - xã hội, không gian - xã hội ở đô thị tương đối caọ Đặc trưng này được quy định bởi sự đa dạng và phong phú trong cơ cấu nghề nghiệp ở đơ thị. Chính sự đa dạng và phong phú đó đã tạo cho các cá nhân và các nhóm xã hội có thể có nhiều cơ hội để lựa chọn, chuyển đổi nghề nghiệp cho phù hợp với sở thích, năng lực và điều kiện của mình. Nhà ở tại đơ thị cũng dễ dàng thay đổi (mua, bán, chuyển nhượng) theo nguyện vọng, mong muốn của các hộ gia đình đơ thị, theo hướng sự thay đổi đó tạo thuận lợi cho cơng việc lao động và sinh hoạt của họ. Trong khi đó, ở nơng thơn điều này khó được thực hiện vì nhà ở thường gắn liền với đất đai của cha ông để lại, liên quan đến việc thờ cúng tổ tiên, chịu sự chi phối của dòng họ.
Các hoạt động sống và sinh hoạt, nhất là hoạt động sinh hoạt gia đình phụ thuộc nhiều vào hệ thống dịch vụ công cộng và thị trường. Tại các thành phố, với đặc điểm cơ bản là mật độ dân số cao và chủ yếu hoạt động sản xuất phi nông nghiệp, nên thị trường các nhu yếu phẩm như lương thực, thực phẩm, rau xanh, hàng tiêu dùng... phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân phát triển rất đa dạng, thuận tiện cho nhu cầu của người dân đô thị. Do không trực tiếp sản xuất ra các mặt hàng nhu yếu phẩm nên người dân đô thị phải dựa vào hệ thống dịch vụ và thị trường.
Hoạt động giao tiếp xã hội, với tư cách là một mặt cơ bản của lối sống đô thị, cũng có nhiều điểm khác biệt với giao tiếp xã hội nông thôn. Tại các thành phố, phạm vi giao tiếp xã hội về cơ bản tương đối rộng, cường độ giao tiếp cao và mang tính ẩn danh trong giao tiếp. Ở đô thị, các hoạt động giao tiếp chủ yếu nhằm vào những nội dung, mục đích
cụ thể, được xây dựng hoặc thiết lập giữa những người có cùng sở thích (các câu lạc bộ). Chính vì vậy mà ở các thành phố có sự suy giảm các giao tiếp truyền thống, tăng cường giao tiếp theo nhóm sở thích hoặc nhóm vai trị.
Ở đô thị, nhu cầu văn hóa - giáo dục tương đối cao, việc sử dụng thời gian nhàn rỗi diễn ra đa dạng dưới nhiều hình thức. Điều này được quy định chủ yếu bởi sự vượt trội về cơ sở hạ tầng và các cơng trình văn hóa, phúc lợi cơng cộng ở đô thị so với nông thôn. Trên phương diện này, một trong những yếu tố khác biệt giữa đô thị và nông thôn mà chúng ta dễ nhận thấy nhất là cuộc sống và sinh hoạt về đêm.
Tính tích cực chính trị - xã hội ở đơ thị cũng tương đối caọ Cư dân đơ thị có điều kiện nhạy bén với các thơng tin chính trị - xã hội và tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội phần nhiều được tổ chức tại các đơ thị. Các phong trào có sức huy động quần chúng ở các đô thị nhanh hơn nông thôn.