Phân loại theo động cơ (theo Weber)

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương (Trang 50)

Theo Weber, phân loại hành động xã hội theo động cơ sẽ có bốn loại:

Thứ nhất, hành động duy lý - công cụ: Là hành động mà chủ thể

phải suy nghĩ, tính tốn, cân nhắc kỹ càng khi tiến hành hành động. Là loại hành động có sự can thiệp bởi lý trí. Ví dụ, dân gian Việt Nam có câu chuyện: "Thằng Bờm". Bờm có cái quạt mo, Bờm mặc cả, tính tốn với tập hợp của cải của các đối tác, để rồi cười hả hê, sung sướng khi quyết định đổi quạt lấy nắm xôị

Thứ hai, hành động duy lý giá trị: Là hành động được thực hiện vì

bản thân hành động (mục đích tự thân). Bản chất của loại hành động này có thể nhằm vào những mục đích phi lý, nhưng lại được thực hiện bằng những công cụ, phương tiện duy lý. Ví dụ, như một số hành vi tín ngưỡng.

Thứ ba, hành động duy cảm (xúc cảm): Là hành động phát ra từ các

trạng thái cảm xúc, tình cảm bột phát. Những hành động này thường thiếu hoặc khơng có sự cân nhắc, tính tốn về quan hệ giữa công cụ, phương tiện thực hiện và mục đích của hành động. Ví dụ, hành động quá khích của một số cổ động viên trên sân đấu, khi họ vứt chai lọ xuống sân cỏ hay sự quá khích của đám đơng do tức giận khơng thể kiềm chế gây ra để phản ứng lại, chống lại một cá nhân hay tổ chức nào đó mà họ cho là làm tổn hại đến quyền lợi vật chất hay tinh thần của họ.

Thứ tư, hành động duy lý - truyền thống: Là loại hành động tuân thủ

những thói quen, nghi lễ, phong tục tập quán đã được truyền lại từ đời này sang đời khác. Ví dụ, hành động theo "người xưa", "các cụ nói", "cổ nhân có câu",…

Trong bốn loại hành động nói trên, Weber cho rằng loại hành động

duy lý - công cụ là loại hành động quan trọng nhất.

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)