Khái niệm xã hội có thể được xem xét từ nhiều góc độ khác nhaụ Nếu xã hội được xem xét về mặt không gian, người ta thường đồng nhất xã hội với các quốc gia cụ thể. Lấy tiêu chí phân tầng xã hội về thu nhập, mức sống, cách sống người ta chia xã hội thành các tầng lớp xã hội như xã hội thượng lưu, xã hội trung lưu, xã hội bình dân. Quan điểm xét xã hội về mặt thời gian, người ta chia xã hội qua các thời kỳ lịch sử tương ứng như xã hội nguyên thuỷ, xã hội truyền thống, xã hội hiện đạị Dựa vào sự tiến hoá của nhân loại, xã hội được phân thành xã hội hoang dã, xã hội dã man, xã hội văn minh. Về phương diện pháp lý, người ta phân chia xã hội thành xã hội chuyên chế, xã hội dân chủ. Còn dựa trên sự phát triển của năng lực sản xuất (chủ yếu là sự phát triển của lực lượng sản xuất và khoa học kỹ thuật) xã hội được phân thành xã hội nông nghiệp, xã hội công nghiệp, xã hội hậu công nghiệp… Tuy vậy, gần đây các nhà xã hội học thường thống nhất hướng vào việc lấy sự tiến bộ về văn hoá, văn minh, kết hợp với quan điểm không gian để xem xét, đánh giá xã hộị
Đứng trên quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin, xã hội được phân chia thành 5 giai đoạn,
tương ứng với năm hình thái kinh tế xã hội (chế độ xã hội), gồm Xã hội Công xã nguyên thủy, Xã hội Chiếm hữu nô lệ, Xã hội Phong kiến, Chủ nghĩa Tư bản, Chủ nghĩa Cộng sản (giai đoạn đầu là Chủ nghĩa xã hội). Mỗi hình thái kinh tế xã hội là sự thống nhất hữu cơ giữa một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và một kiểu kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấỵ Nói cách khác, hình thái kinh tế xã hội là sự gắn kết giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng xã hội, trong đó yếu tố quyết định nhất sự phát triển xã hội là lực lượng sản xuất.