Văn hóa nơng thơn

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương (Trang 146 - 147)

IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM HIỆN NAY

c. Văn hóa nơng thơn

Xã hội học nơng thơn nghiên cứu văn hóa nơng thôn như một hiện tượng lịch sử xã hội đặc biệt, văn hóa của một khu vực lãnh thổ, được nảy sinh trên cơ sở cùng chung một lãnh thổ, định hướng chính trị, pháp luật, cơ sở kinh tế và tâm lý xã hội trải qua những giai đoạn biến đổi và phát triển khác nhaụ Những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa nơng thơn là các đặc điểm nghề nghiệp, đặc điểm về hình thức cư trú, các nhu cầu về vật chất và tinh thần của người dân nông thơn. Do vậy, văn hóa nơng thơn mang tính ổn định tương đối và chi phối hành vi ứng xử của con ngườị Văn hóa nơng thơn thường được xem xét dưới hai khía cạnh: cấu trúc vật chất và khía cạnh tinh thần.

- Cấu trúc vật chất của văn hóa nơng thơn: Hầu như các làng ở nông

thôn Việt Nam đều có đình, chùa, miếụ.. là những giá trị văn hóa vật chất giúp con người nơng thôn thỏa mãn nhu cầu tâm linh, tinh thần của mình. Ở đó, họ thờ cúng tổ tiên là những vị anh hùng có cơng với dân với nước, là người có cơng sáng lập ra làng; được sinh hoạt trong những phạm vi xã hội nhất định như đình dùng để họp dân, chùa để lễ bái, miếu để thờ cúng thổ thần... Bên cạnh việc thỏa mãn nhu cầu tinh thần, một số cấu trúc vật chất còn định hướng cho phép giao tiếp, lối ứng xử của con người, nhắc nhở họ nhớ về quá khứ, cội nguồn, tổ tiên. Cây đa, giếng nước, mái đình... là những hình ảnh quen thuộc, gắn bó mật thiết với làng quê Việt Nam, tạo nên mơi trường sinh thái hài hịa, phù hợp với điều kiện sản xuất và trình độ văn minh nông thôn.

- Các giá trị tinh thần của văn hóa nơng thơn: Các giá trị tinh thần

của văn hóa nơng thơn thể hiện trong văn hóa dân gian truyền thống, mang tính chất truyền miệng và thường được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các công việc nhà nông tưởng chừng như đơn giản chỉ là cày cấy, gieo trồng, tát nước đêm trăng, thu hoạch mùa màng, làm nghề thủ cơng... nhưng chúng lại chính là nguồn gốc, là cảm hứng để

nhân dân sáng tạo nên những câu tục ngữ, những bài ca dao, làn điệu dân ca, chèo, câu hị, bài vè, hát đối đáp... có sức quyến rũ, truyền cảm sâu lắng dễ nhớ, dễ thuộc và dễ đi vào lòng ngườị Mỗi câu tục ngữ, bài ca dao, làn điệu dân cạ.. đều chứa đựng một cách sâu sắc những bài học về kinh nghiệm sản xuất, canh tác, bài học về truyền thống đạo lý, về phép đối nhân xử thế của con người, về những điều hay lẽ phải, việc nên làm, điều nên tránh... từ đó đúc kết thành những giá trị văn hóa tinh thần.

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương (Trang 146 - 147)