Nội dung nghiên cứu của xã hội học quản lý

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương (Trang 157 - 159)

IV. XÃ HỘI HỌC QUẢN LÝ 1 Khái niệm xã hội học quản lý

3. Nội dung nghiên cứu của xã hội học quản lý

Xã hội học quản lý cần nghiên cứu các nội dung chủ yếu sau: Phân loại các vấn đề xã hội dựa vào các hoạt động của đời sống xã hội; Thiết lập các hệ thống tiêu chuẩn, các hệ thống chỉ báo xã hội về các hoạt động xã hội mà nhà quản lý cần phải quản lý; Những phương pháp hữu hiệu để giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình quản lý; Lập kế hoạch việc thực hiện các quan hệ xã hội và các quá trình xã hội trên cơ sở cân nhắc mục tiêu đặt ra với điều kiện khách quan và chủ quan để tiến tới hoàn thành mục tiêu đó; Dựa vào những thơng tin thu nhận được trong quá

trình quản lý, xã hội học quản lý có thể dự báo xu hướng phát triển của các hình thức tổ chức xã hội cũng như mơ hình xã hội tương laị

Ví dụ, trong hoạt động kinh tế, nhà quản lý cần phải hoạch định, lập bản kế hoạch về quá trình sản xuất, quá trình tổ chức sản xuất, lãnh đạo điều khiển con người (người lao động) trong quá trình sản xuất... trên cơ sở kiểm tra các hoạt động đó đối chiếu với các mục tiêu đã đặt rạ

NỘI DUNG ÔN TẬP

1. Xã hội học giáo dục và các hướng nghiên cứu chính của xã hội học giáo dục.

2. Xã hội học nông thôn và một số nội dung nghiên cứu cơ bản của xã hội học nông thôn.

3. Xã hội học đơ thị và các hướng nghiên cứu chính của xã hội học đô thị.

4. Quản lý, xã hội học quản lý và các lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu của xã hội học quản lý.

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương (Trang 157 - 159)