Các lý thuyết tương tác xã hộ

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương (Trang 54 - 55)

ạ Lý thuyết tương tác biểu trưng

Lý thuyết tương tác biểu trưng (tượng trưng, biểu tượng) do nhà xã hội học Mỹ, George Herbert Mead xác lập. Mead cho rằng thế giới của con người là tập hợp các biểu tượng: thực thể (sự vật và các thuộc tính của chúng) và các hành động tác động lên các thực thể nàỵ Trong tương tác, chủ thể không phản ứng trực tiếp các hành động của người khác, mà cố gắng "đọc" và lý giải chúng. Chúng ta ln tìm những ý nghĩa, giá trị được con người gắn cho mỗi hành động, cử chỉ đó,... tức là các biểu tượng. Các sinh vật, vật thể, hình ảnh, hành động, cử chỉ xung quanh chúng ta có thể được con người gắn cho ý nghĩa nào đó và trở thành biểu tượng trong giao tiếp.

Ví dụ, cá thể chim bồ câu (một trong các loài chim) được con người gắn cho biểu tượng của hịa bình; cá thể hoa hồng nhung (một trong các loài hoa) được con người gắn cho biểu tượng của tình yêu; gật đầu - đồng tình, lắc đầu - phản đối…

Các biểu tượng có đặc điểm chung là mang ý nghĩa cụ thể và tạo ra sự phản ứng giống nhau ở các chủ thể, ý nghĩa của biểu tượng khác ý nghĩa trực tiếp của cái thể hiện chúng. Chim bồ câu là một loài chim (ý nghĩa trực tiếp) nhưng loài chim này được con người gắn cho ý nghĩa hịa bình (ý nghĩa biểu trưng).

Con người tương tác với nhau thông qua hệ thống biểu tượng, trong đó có hai biểu tượng quan trọng là "ngôn ngữ" cơ thể (hành động, cử chỉ) và ngơn ngữ nói, viết.

Ngơn ngữ cơ thể có 2 loại:

Một là, loại khơng có hàm ý (ta chớp mắt tránh tai nạn).

Hai là, loại có hàm ý, ý nghĩa (chủ động nháy mắt với người thân để tỏ ý thiện cảm, tán dương, đồng tình).

Ngơn ngữ nói và viết là những ý nghĩa được qui gán cho âm thanh và các ký tự, được coi là hệ thống biểu tượng quan trọng nhất trong quá trình tương tác giữa các cá nhân. Ngơn ngữ nói và chữ viết là phát minh quan trọng, thể hiện sự tiến bộ vượt bậc của con người, là công cụ nhanh nhạy, chính xác của tương tác xã hộị Với người Việt Nam, khi ta ghép

các ký tự, âm sắc: C, A, I, cùng thanh sắc và N, H, A với thanh bằng để được từ "CÁI NHÀ", mọi người Việt Nam đều hiểu đó là một vật dùng che mưa, che nắng để người sống trong đó hoặc chứa đựng, bảo quản đồ vật, nguyên do là vì chúng ta đã qui gán cho nó ý nghĩa đó. Nếu là người nước ngồi lại chưa học tiếng Việt, thì đương nhiên khơng thể hiểu sự qui gán nói trên.

Lý thuyết tương tác biểu trưng là một lý thuyết quan trọng trong tương tác xã hội, có tác dụng thúc đẩy hội nhập nhưng đòi hỏi chủ thể phải tăng cường khả năng thích ứng, như UNESCO đã khuyến nghị: "Trong một xã hội phát triển, để có thể hành động đúng, con người cần được học về cách tồn tại và cách chung sống với mọi dân tộc, mọi nền văn hóa khác"1.

Tuy nhiên, lý thuyết tương tác biểu trưng cũng có những hạn chế: Thứ nhất, lý thuyết tương tác biểu trưng qui gán tất cả tương tác về tương tác cá nhân (vi mơ), do đó đã coi nhẹ tương tác cấp vĩ mô.

Thứ hai, lý thuyết tương tác biểu trưng cũng chưa phân tích và giải quyết trường hợp tương tác giữa hai chủ thể có nền văn hóa tương đối khác biệt.

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)