- Vai trò xã hộ
3. Các loại cơ cấu xã hộ
Xã hội được xem xét từ nhiều góc độ hay nhiều lát cắt khác nhau, nên cơ cấu xã hội cũng rất đa dạng. Tùy theo tính chất xã hội, quan điểm của các nhà xã hội học và lĩnh vực mà họ quan tâm, cơ cấu xã hội được phân chia thành:
Một là, cơ cấu xã hội - giai cấp. Cơ cấu xã hội - giai cấp là hệ thống
các giai cấp, tầng lớp trong xã hội và những mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội đó. Nghiên cứu cơ cấu xã hội giai cấp được xem xét ở hai phương diện:
- Khơng chỉ nghiên cứu các giai cấp mà cịn phải nghiên cứu và xem xét tất cả các tầng lớp, các tập đoàn xã hội khác. Đây là cách tiếp cận cơ cấu xã hội theo nghĩa rộng để làm rõ: Vị thế, vai trò và tương quan giữa các giai cấp; Vị trí trung tâm của một giai cấp nhất định nào đó trong xã hội; Sự liên minh của giai cấp trung tâm với các giai cấp, tầng lớp, tập đoàn xã hội khác; Sự thay đổi trong cơ cấu lợi ích và xu hướng biến đổi về vị thế, vai trò của các giai cấp, tập đoàn trong xã hội; Tỷ trọng cơ cấu giai cấp, tầng lớp, tính cơ động xã hội của các giai cấp, tập đoàn trong xã hộị
- Nghiên cứu cơ cấu xã hội giai cấp còn hướng vào việc nghiên cứu những giá trị chuẩn mực trong từng giai cấp, tập đoàn xã hội để chỉ ra: Sự khác biệt với những ảnh hưởng qua lại về văn hóa, lối sống, khn mẫu hành vi giữa các giai cấp; Sự chuyển dịch vị trí của một số thành viên của giai cấp này sang giai cấp khác; Mức độ liên minh giữa các giai cấp và quan hệ nội bộ của các giai cấp.
Hai là, cơ cấu xã hội - dân tộc. Cơ cấu xã hội - dân tộc là một phân
hệ của cơ cấu xã hội, được hình thành bởi sự phân định khác nhau về những đặc trưng cơ bản của các dân tộc trong cộng đồng quốc gia dân tộc. Nội dung nghiên cứu cơ cấu xã hội dân tộc tập trung vào những vấn đề:
- Quy mô, tỷ trọng phân bổ và sự biến đổi số lượng, chất lượng của nhóm cư dân của mỗi dân tộc.
- Xu hướng biến đổi của cơ cấu xã hội trong nội bộ mỗi dân tộc và mối tương quan giữa chúng với cộng đồng, sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau trong sự biến đổi về cơ cấu giữa các dân tộc.
- Mối quan hệ tác động qua lại giữa cơ cấu xã hội dân tộc và các phân hệ cơ cấu xã hội khác.
Ba là, cơ cấu xã hội - dân số. Cơ cấu xã hội - dân số là một phân hệ
cơ bản của cơ cấu xã hội nói lên q trình phát sinh, phát triển, kết cấu và biến động về dân số của một quốc gia, một dân tộc, một vùng lãnh thổ. Trong đó nội dung và tham số chủ yếu để phân tích cơ cấu xã hội - dân số qua các giai đoạn phát triển là: các kiểu tái sản xuất dân cư; mức sinh, tử; mật độ dân số; di dân; tỷ lệ giới tính; cơ cấu xã hội - thế hệ.
Bốn là, cơ cấu xã hội - giới tính. Cơ cấu xã hội - giới tính là sự phân
chia tổng dân cư thành số nam và nữ, trong đó chú trọng đến 2 vấn đề, thứ nhất là sự bất đồng tâm lý xã hội giữa các giới tính dẫn đến các mâu thuẫn trong xã hội, thứ hai là sự mất cân bằng giới ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hộị
Năm là, cơ cấu xã hội - lãnh thổ. Cơ cấu xã hội - lãnh thổ được chia
thành cơ cấu xã hội - đô thị và xã hội - nông thôn hoặc chia theo vùng miền... Cơ cấu xã hội - lãnh thổ xác định cấu trúc xã hội dựa trên sự phân chí các vùng lãnh thổ mà cư dân cư trú. Nghiên cứu cơ cấu xã hội - lãnh thổ để thấy được:
- Sự khác biệt giữa các vùng miền về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hộị
- Sự khác biệt về lối sống, mức sống giữa các vùng miền.
Sáu là, cơ cấu xã hội - học vấn, nghề nghiệp. Cơ cấu xã hội - học vấn, nghề nghiệp là sự phân chia xã hội thành các nhóm khác nhau về học vấn hay nghề nghiệp, qua đó giúp thấy được sự khác biệt về trình độ học vấn và tính chất nghề nghiệp của con người trong xã hộị Nghiên cứu về cơ cấu xã hội theo tiêu chí này là một cách tiếp cận mới trong xã hội học. Ở một góc độ nào đó, cơ cấu xã hội xét theo tiêu chí học vấn, nghề nghiệp dường như phản ánh trình độ của xã hội đó. Trình độ học vấn của xã hội phản ánh trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của các quốc giạ
Ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, vấn đề chất lượng dân số đang là vấn đề cần quan tâm. Trong đó có nghiên cứu đến vấn đề chất lượng giáo dục, trình độ học vấn của nam và nữ trong xã hội, cơ hội nghề nghiệp liên quan đến giớị.. Sự chênh lệch về trình độ học vấn đã và đang diễn ra rất rõ nét ở thành thị và nông thôn, giữa nam và nữ. Trong xã hội đã xuất hiện những thành phần có học thức, được đào tạo bài bản ở trong nước hoặc nước ngoài và ngày càng có những cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp... Ngược lại, có những bộ phận cư dân trong xã hội bị thiệt thịi rơi vào tình cảnh của những bộ phận cư dân dễ bị tổn thương.
Trong khi đó, cơ cấu xã hội - nghề nghiệp phụ thuộc vào sự phát triển của nền sản xuất, trình độ học vấn của người lao động... Cơ cấu nghề nghiệp, như đã nói, đã có những sự điều chỉnh lớn theo hướng đề cao và sử dụng tốt hơn đối với những người được đào tạo và có thực tàị
IỊ BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI VÀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI 1. Bất bình đẳng xã hội 1. Bất bình đẳng xã hội
ạ Khái niệm
Bất bình đẳng xã hội là một vấn đề tồn tại trong nhiều chế độ xã hộị Cho đến nay, cũng đang có những quan điểm chưa thống nhất về sự tồn tại của bất bình đẳng xã hộị Có một số nhà nghiên cứu cho rằng bất bình đẳng xã hội tồn tại như một thực tế khách quan trong mọi chế độ xã hội; ngược lại quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, bất bình đẳng xã hội sẽ bị xóa bỏ khi xã hội đạt tới xã hội cộng sản.
Bất bình đẳng xã hội là sự không công bằng nhau về các cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm trong xã hộị
Như vậy có thể thấy, bất bình đẳng xã hội khơng phải là hiện tượng tồn tại một cách ngẫu nhiên giữa các cá nhân, các nhóm trong xã hội; bất bình đẳng xuất hiện khi một cá nhân, một nhóm (tạo ra) hay có đặc quyền đối với các cá nhân hoặc nhóm cịn lại; những xã hội khác nhau tồn tại trong sự bất bình đẳng khác nhaụ
Việc tiếp cận khái niệm và giải quyết vấn đề bất bình đẳng xã hội ở các cá nhân, các nhóm và các cộng đồng quốc gia dân tộc khác nhau sẽ không thể giống nhaụ