CƠ CẤU XÃ HỘI, DI ĐỘNG XÃ HỘI VÀ THIẾT CHẾ XÃ HỘ

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương (Trang 67 - 68)

VÀ THIẾT CHẾ XÃ HỘI

Con người và xã hội là hai khái niệm có mối liên hệ gắn bó với nhaụ Khơng có con người thì khơng có xã hội, ngược lại con người không thể tồn tại tách rời xã hộị Từ hành động xã hội con người tạo nên xã hội qua sự tương tác và quan hệ của họ. Mặt khác xã hội là điều kiện, môi trường, là không gian cho con người hành động. Bởi vậy, nghiên cứu xã hội là hết sức cần thiết để hiểu hơn hành động của con người và đó cũng là trách nhiệm của xã hội học. Đặc biệt theo quan điểm của các nhà xã hội học phương Tây họ cịn cho rằng đây chính là đối tượng nghiên cứu chính của xã hội học.

Ị XÃ HỘI VÀ CƠ CẤU XÃ HỘI 1. Khái quát chung về xã hội 1. Khái quát chung về xã hội

ạ Một số quan niệm về xã hội

Xã hội là thuật ngữ đã được sử dụng một cách phổ biến để phản ánh các hoạt động và các quan hệ của con ngườị Về đại thể, xã hội là một khái niệm dùng để chỉ một tập hợp người có những quan hệ kinh tế, chính trị, văn hố chặt chẽ với nhaụ Nhiều nhà khoa học đã thống nhất cho rằng xã hội là "một hệ thống các hoạt động và quan hệ của con người có đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá chung cùng cư trú trên một lãnh thổ ở một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử". Nói đến xã hội là nói đến con người, các hoạt động và những quan hệ xã hộị

Các hoạt động xã hội về cơ bản được thực hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau như hoạt động lao động sản xuất kinh doanh, hoạt động chính trị, hoạt động văn hoá - xã hội, hoạt động an ninh quân sự… Đến lượt nó, các loại hoạt động trên có thể được phân chia thành các lĩnh vực chi tiết hơn do nhu cầu xã hội, do kết quả phân công lao động xã hội hay sự khác biệt về các điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội nơi con người sinh sống

cũng như sự khác biệt về năng khiếu hay sở trường của các cá nhân trong cộng đồng. Trong rất nhiều các hoạt động xã hội khác nhau, hoạt động lao động sản xuất kinh doanh (hoạt động kinh tế) là quan trọng và có ý nghĩa quyết định nhất.

Quan hệ xã hội là quan hệ giữa người với người trong xã hội, được thiết lập trong quá trình cùng nhau tham gia các hoạt động vật chất và tinh thần, thể hiện sự liên kết thống nhất hay xung đột lợi ích giữa các cá nhân hay các nhóm người trong quan hệ với cộng đồng. Quan hệ xã hội cũng được thể hiện trên nhiều mặt như quan hệ kinh tế, quan hệ tình cảm, quan hệ huyết thống gia đình… Trong các mặt quan hệ xã hội thì quan hệ kinh tế là quan trọng nhất, đó là quan hệ giữa người với người được thể hiện trong tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, gồm quan hệ sở hữu, quan hệ địa vị xã hội (quản lý) và quan hệ phân phối hay phân chia của cải xã hộị Bản chất của các quan hệ sản xuất là yếu tố cơ bản quyết định bản chất của các chế độ xã hộị

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)