Quản lý là q trình có tính tổ chức và thiết chế

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương (Trang 156 - 157)

IV. XÃ HỘI HỌC QUẢN LÝ 1 Khái niệm xã hội học quản lý

c. Quản lý là q trình có tính tổ chức và thiết chế

Trong hoạt động chung của con người cần phải có một cơ quan quản lý điều hành một nhóm xã hội hay một tập thể cần phải đảm bảo những ngun tắc có tính tổ chức và tính thiết chế.

Tổ chức là việc sắp xếp một trật tự các vị trí xã hội theo chức năng nhằm thực hiện mục tiêu đặt rạ Thiết chế là phức hợp các chuẩn mực và vai trò xã hội nhằm vào việc thoả mãn những nhu cầu xã hội quan trọng.

Trong xã hội học quản lý thiết chế được hiểu như là cơ chế đảm bảo việc duy trì các mối quan hệ xã hội, q trình thực hiện vai trị xã hội của một tổ chức nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức đó. Thiết chế hố là q trình chuẩn hố các chuẩn mực, các quy tắc của tập thể, của một tổ chức xã hội nào đó cũng như q trình chính thức hố các vai trị cụ thể trong tổ chức.

Vai trị của q trình thiết chế hố: Làm cho các thành viên ý thức được bổn phận cũng như trách nhiệm của mình trong tổ chức, trong hoạt động tập thể; Cho phép nhà quản lý nhìn thấy khả năng thực hiện mục tiêu của tổ chức thơng qua q trình đảm nhận các vai trò của các đơn vị bộ phận cũng như của cá nhân.

Q trình thiết chế hố diễn ra cho đến khi nào tập thể hoặc một tổ chức thực hiện và duy trì đúng mức những đòi hỏi về mặt chuẩn mực cũng như vai trò trong từng lĩnh vực hoạt động cụ thể của tổ chức nói riêng cũng như xã hội nói chung.

Khi đó ta nói tới việc thể chế hố tổ chức. Cụ thể là các vị trí xã hội đã được xã hội trao một quyền hạn xác định và nhận được sự thừa nhận nào đó của các thành viên trong tổ chức đó.

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương (Trang 156 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)