Chương 9: QUẢN TRỊ TRI THỨC

Một phần của tài liệu Các dạng câu hỏi ôn tập và trả lời môn Quản trị nguồn lực thông tin theo các chương_NEU (Trang 63 - 65)

- Kế hoạch phát triển nghề nghiệp nhân lực CNTT:

Chương 9: QUẢN TRỊ TRI THỨC

9.1 TỔNG QUAN QUẢN TRỊ TRI THỨC 9.1.1. Khái niệm tri thức, quản trị tri thức 9.1.1. Khái niệm tri thức, quản trị tri thức

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà nền kinh tế thế giới đang chuyển biến từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên hạn hẹp của thiên nhiên sang một nền kinh tế của thơng tin và trí tuệ. Các tài nguyên thiên nhiên bị gạt ra ngồi chương trình cạnh tranh, chỉ duy nhất có tri thức và kỹ năng là các nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững.

Năm 1995, Peter Drucker, một chuyên gia hàng đầu thế giới về tư vấn quản trị, tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Những thách thức của quản lý trong thế kỷ XXI” đã nhận định: “Chúng ta đang đi vào xã hội tri thức, trong đó nguồn lực kinh tế cơ bản khơng phải là vốn mà là tri thức” và “Tri thức đã và đang là một nguồn lực kinh tế chủ yếu và là một nguồn lực thống trị của lợi thế cạnh tranh”.

Như vậy, từ những năm cuối của thế kỷ trước, tri thức đã được thừa nhận là nhân tố chính trong tăng trưởng kinh tế và tạo nên lợi thế cạnh tranh. Vai trò của quản trị tri thức nổi lên và trở thành xu hướng toàn cầu. Vậy tri thức, quản trị tri thức là gì?

64

Tri thức (Knowledge) là một sự nhận thức hay sự hiểu biết của con người về một cái gì đó, chẳng hạn như

những sự kiện, thông tin, những mô tả, hoặc kỹ năng, chúng có được thơng qua trải nghiệm hoặc giáo dục, bằng nhận thức, khám phá và học hỏi.

Sự hình thành tri thức liên quan đến các quá trình nhận thức phức tạp: tri giác, truyền đạt, liên hệ và suy luận. Tri thức có thể coi là năng lực hiểu biết trong mỗi con người.

Về mặt cấp bậc, tri thức ở vị trí cao nhất trong chuỗi khái niệm dữ liệu - thông tin - tri thức. Dữ liệu là một tập hợp các sự kiện, sự việc khách quan, rời rạc được trình bày mà khơng có sự phán quyết hoặc khơng gắn với bối cảnh. Dữ liệu có thể tồn tại dưới dạng văn bản, hình ảnh, hoặc âm thanh. Dữ liệu khi qua xử lý, tức là qua phân loại, phân tích, tổng hợp, đặt vào một bối cảnh và trở nên có ý nghĩa đối với người nhận thì trở thành thơng tin. Có thể nói thơng tin là dữ liệu có ý nghĩa sau khi đã qua xử lý. Thơng tin trở thành tri thức khi nó được nhận thức và khẳng định giá trị qua sự tiếp nhận có phê phán của tư duy. Có thể nói tri thức là thơng tin hữu ích được nhận thức bởi trí tuệ của con người.

Tri thức tồn tại trong mỗi cá nhân và được coi là tri thức ẩn tàng (tacit knowledge). Tri thức ẩn tàng thường bao gồm: niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kỹ năng… Thách thức cố hữu với tri thức ẩn tàng là làm thế nào để nhận ra, tạo lập, chia sẻ và quản lý nó. Khi tri thức ẩn tàng được ghi ra dưới một hình thức nào đó như chữ viết, âm thanh, hình ảnh thì chúng trở thành tri thức tường minh (explicit knowledge). Đây là những tri thức đã được thể hiện ra ngoài và dễ dàng chuyển giao, thường được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục và đào tạo.

Quá trình vận động của tri thức sẽ diễn ra như sau:

Mơ hình này được mơ tả bao gồm bốn hình thức chuyển biến của tri thức: xã hội hóa (socialization), ngoại hóa (externalization), kết hợp (combination) và tiếp thu (internalization), cụ thể:

- Trong q trình xã hội hóa, tri thức ẩn của cá nhân được chia sẻ khi họ cùng nhau trải nghiệm trong các hoạt động nhóm (làm việc, học tập, trao đổi, …). Trong giai đoạn này, tri thức ẩn được trao đổi, tiếp nhân thông qua hành động và nhận thức. Ví dụ, trong cơng việc, một người bán hàng giỏi chia sẻ cách thức tìm kiếm khách hàng thành cơng và thuyết phục khách hàng cho đồng nghiệp.

- Trong q trình ngoại hóa, tri thức ẩn thu được từ giai đoạn xã hội hóa sẽ được biến đổi thành tri thức hiện thơng qua q trình tư duy. Tri thức ẩn khi được chia sẻ trong tập thể sẽ được ngơn ngữ hóa, hình ảnh, mơ hình hóa hay các cách diễn đạt khác, từ đó nó bắt đầu trở nên rõ ràng hơn, và có thể được lưu lại. Ví dụ, khi người bán hàng giỏi truyền đạt các kinh nghiệm, anh/cơ ta sẽ viết ra, sử dụng hình ảnh minh họa, diễn lại q trình, … từ đó mà người nghe có thể ghi lại thành tài liệu nội bộ để lưu trữ, tham khảo lần sau. - Trong quá trình kết hợp, tri thức hiện trong giai đoạn ngoại hóa sẽ được sắp xếp, kết hợp hoặc xử lý để hình thành một hệ thống tri thức hiện phức tạp và có hệ thống hơn. Tri thức hiện này sau đó được phổ biến rộng rãi hơn, đến các nhóm khác, tồn bộ tổ chức hoặc xa hơn là bất kỳ ai trong xã hội. Ví dụ: các tài liệu

Một phần của tài liệu Các dạng câu hỏi ôn tập và trả lời môn Quản trị nguồn lực thông tin theo các chương_NEU (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)