Khái niệm, đặc trưng của tội phạm

Một phần của tài liệu Tai lieu PLVNDC đại học xây dựng (Trang 129 - 133)

- Mức bồi thường, cách thực hiện bồi thường và thủ tục xử lý

5.1.2.1. Khái niệm, đặc trưng của tội phạm

130

5.1.2.1.1. Khái niệm tội phạm

Điều 8 - Bộ Luật hình sự năm 2015 quy định: "Tội phạm là hành vi nguy

hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự".

Như vậy tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.

5.1.2.1.2.Đặc trưng của tội phạm

Theo Luật hình sự, tội phạm phải phản ánh bằng hành vi của con người. Những gì mới chỉ tồn tại trong tư tưởng của con người mà chưa được thể hiện ra bên ngoài bằng một hành vi cụ thể nhất định thì khơng thể bị coi là tội phạm. Sự xác nhận tội phạm chỉ có thể là hành vi được coi là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật hình sự Việt Nam. Đó là nguyên tắc hành vi. Theo nguyên tắc này, Luật hình sự Việt Nam khơng đặt vấn đề trách nhiệm hình sự đối với tư tưởng của con người cũng như đối với cả những biểu hiện của con người ra thế giới khách quan mà không phải là hành vi.

Hành vi bị coi là tội phạm được phân biệt với những hành vi không phải là tội phạm qua bốn đặc trưng cơ bản, đó là:

a. Tính nguy hiểm cho xã hội

Đây là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất, quyết định những dấu hiệu khác của tội phạm. Một hành vi sở dĩ được Luật hình sự quy định là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự vì nó có tính nguy hiểm cho xã hội. Trong bất cứ trường hợp nào, nếu xác định được rằng, hành vi khơng mang tính nguy hiểm cho xã hội, hoặc "Tính chất nguy hiểm cho xã hội khơng đánh kể, thì khơng phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác" (Khoản 4 - Điều 8 - Bộ Luật hình sự ).

Tính nguy hiểm cho xã hội, về khách quan là đã gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ. Đó là những quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng, một khi bị xâm hại có thể gây ra những thiệt hại đáng kể cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm không những là căn cứ để phân biệt hành vi là tội phạm với những hành vi vi phạm pháp luật khác; mà còn là cơ

131

sở để đánh giá mức độ nghiêm trọng nhiều hay ít của hành vi phạm tội, qua đó giúp cho việc cá thể hố trách nhiệm hình sự được chính xác.

Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm có tính khách quan, khơng phụ thuộc vào ý chủ quan của nhà làm luật. Do vậy, để khẳng định hành vi nhất định là hành vi nguy hiểm cho xã hội thì phải thơng qua việc đánh giá nhiều tình tiết khác nhau của hành vi hoặc có liên quan đến hành vi. Những tình tiết đó, trước hết phải kể đến là: Tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại, tính chất của hành vi khách quan, mức độ thiệt hại gây ra hoặc đe doạ gây ra cho quan hệ xã hội bị xâm hại, tính chất và mức độ lỗi, nhân thân của người phạm tội…

b. Tính có lỗi

Luật hình sự chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Lỗi là thái độ chủ quan của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả của hành vi đó, thể hiện dưới dạng cố ý hoặc cố ý.

Một người được coi là có lỗi khi thực hiện một hành vi gây thiệt hại cho xã hội, nếu hành vi đó là kết quả của việc tự lựa chọn và quyết định của chủ thể trong khi có đủ điều kiện để lựa chọn và quyết định một xử sự khác phù hợp với địi hỏi của xã hội.

Luật hình sự Việt Nam không chấp nhận việc quy tội khách quan, nghĩa là truy cứu trách nhiệm hình sự một người chỉ dựa vào việc người đó đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, mà không căn cứ vào lỗi của họ. Bởi vì, mục đích của việc áp dụng hình phạt khơng phải là nhằm trừng trị hành vi, mà là để trừng trị người đã thực hiện tội phạm nhằm cải tạo, giáo dục họ. Mục đích này khơng thể đạt được nếu áp dụng hình phạt đối với người khơng có lỗi.

c. Tính trái pháp luật hình sự

Tội phạm bao giờ cũng được quy định trong luật hình sự. Điều 2 - Bộ Luật hình sự quy định: "Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ Luật hình sự

quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự ".

Tính trái pháp luật hình sự mặc dù chỉ là dấu hiệu về hình thức pháp lý cịn phản ánh dấu hiệu về nội dung là tính nguy hiểm cho xã hội nhưng nó vẫn có tính độc lập tương đối. Nếu bỏ qua dấu hiệu này thì có thể dẫn đến tình trạng tuỳ tiện cho việc xác định một hành vi như thế nào là tội phạm. Việc xác định tội danh và quyết định hình phạt sẽ bị chi phối bởi những tình cảm cá nhân, suy nghĩ cục bộ… do vậy sẽ dẫn đến việc xử lý người phạm tội không thống nhất, ngược lại nếu quá coi trọng tính trái pháp luật sẽ dẫn đến tình trạng xác định tội phạm met cách hình thức, máy móc.

132

Hình phạt là một biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất, luôn gắn liền với tội phạm và chỉ áp dụng đối với người có hành vi phạm tội. Nói cách khác, tội phạm có tính chịu hình phạt. Tức là, bất cứ một hành vi phạm tội nào cũng đều bị đe doạ có thể phải chịu một biện pháp cưỡng chế Nhà nước nghiêm khắc nhất là hình phạt. Nhưng điều đó khơng có nghĩa là việc áp dụng và thi hành trong thực tế hình phạt cụ thể là có tính chất bắt buộc tuyệt đối cho mọi trường hợp phạm tội. Trong thực tế vẫn có trường hợp người phạm tội khơng phải chịu hình phạt. Đó là những trường hợp có tội nhưng được miễn trách nhiệm hình sự, được miễn hình phạt hoặc được miễn chấp hành hình phạt…

Tính phải chịu hình phạt là một dấu hiệu của tội phạm, nhưng khơng phải thuộc tính bên trong của tội phạm như dấu hiệu về nội dung là tính nguy hiểm cho xã hội, về hình thức là tính trái pháp. Một hành vi bị coi là phạm tội đã có tính chịu hình phạt vì đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội và trái pháp luật hình sự. Vì vậy, tính chịu hình phạt là một dấu hiệu tất yếu được quy định bởi tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự . Mặc dù vậy, nếu khơng coi tính chịu hình phạt là dấu hiệu của tội phạm thì sẽ khơng thấy được hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất luôn gắn liền với tội phạm và chỉ có thể áp dụng đối với người có hành vi phạm tội. Trong những trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự, được miễn hình phạt hoặc được miễn chấp hành hình phạt, người phạm tội tuy khơng phải chịu hình phạt nhưng khơng có nghĩa tội phạm mà họ thực hiện khơng có tính chịu hình phạt, mà trái lại, khả năng chịu hình phạt vẫn có. Người phạm tội khơng phải chịu hình phạt vì đã được miễn với những lý do khác nhau. Đó là những lý do đã được quy định trong các Điều 29, 59, và 62 của Bộ Luật hình sự năm 2015.

Tội phạm bao giờ cũng phải có đầy đủ bốn dấu hiệu nêu trên. Đó khơng chỉ là cơ sở cho việc xác định tội danh đúng đắn mà cịn có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và áp dụng Luật hình sự vào thực tiễn đấu tranh chống tội phạm.

5.1.2.2.Phân loại tội phạm

Căn cứ vào tính chất và mức độ mguy hiểm cho xã hội của hành vi. Bộ luật hình sự năm 2015 phân chia thành bốn nhóm tội phạm khác nhau đó là:

Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;

133

Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Sự phân biệt bốn nhóm tội như vậy là cơ sở thống nhất cho việc xây dựng các khung hình phạt cho các tội phạm cụ thể đồng thời cũng là những căn cứ pháp lý thống nhất giúp cho các nhà hoạt động thực tiễn có thể thực hiện được ngun tắc cá thể hố hình phạt khi áp dụng luật hình sự.

Một phần của tài liệu Tai lieu PLVNDC đại học xây dựng (Trang 129 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)