- Viện kiểm sát nhân dân
b. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại và nghĩa vụ hạn chế tổn thất
3.4.1.2. Các căn cứ xác lập và chấm dứt quyền sở hữu
Pháp luật chỉ công nhận và bảo vệ các quyền của chủ sở hữu nếu quyền đó được xác lập trên những căn cứ do pháp luật quy định. Căn cứ xác lập quyền sở hữu là những sự kiện pháp lý do BLDS quy định. Dựa vào nguồn gốc của những sự kiện pháp lý người ta có thể phân chia làm các nhóm sau:
• Xác lập theo hợp đồng
Các hợp đồng mua bán, tặng, cho, cho vay, v.v.v. nếu được xác lập phù hợp với quy định của BLDS thì những người chuyển giao tài sản thông qua các giao dịch hợp pháp có quyền sở hữu các tài sản đó. Những tài sản theo quy định của pháp luật phải đăng ký, sang tên, xin phép thì quyền sở hữu được xác lập kể từ thời điểm hồn tất các thủ tục đó.
• Xác lập theo quy định của pháp luật như: thu nhập hợp pháp; do các sự kiện sát nhập, trộn lẫn, chế biến là sự hợp nhất tái sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau ( trường hợp chế biến mà người chế biến đã dùng nguyên vật liệu khơng thuộc sở hữu của mình nhưng ngay tình thì quyền sở hữu đối với tài sản mới được xác lập khi đã thanh toán giá trị nguyên vật liệu cho chủ sở hữu nguyên vật liệu đó); do các sự kiện khơng xác định được chủ sở hữu hoặc do bị chôn giấu, đánh rơi, bỏ quên; do các sự kiện gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc, do được thừa kế;
• Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản được hình thành do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ. Về bản chất đây là các tài sản được tạo ra do lao động trí tuệ, tuy nhiên không phải các sản phẩm nào của lao động trí tuệ cũng được coi là tài sản mà để công nhận và bảo vệ phải đáp ứng các điều kiện do Luật Sở hữu trí tuệ quy định
• Xác lập theo căn cứ riêng biệt khác (bán án, quyết định của tòa án, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền). Chủ thể chiếm hữu tài sản khơng có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, cơng khai được áp dụng thời hiệu hưởng quyền và được hưởng hoa lợi, lợi tức mà tài sản mang lại theo quy định của luật Dân sự và các luật khác có liên quan.