- Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
6.1.4. Các giai đoạn cơ bản của tố tụng dân sự 1 Khởi kiện và thụ lý vụ án
6.1.4.1. Khởi kiện và thụ lý vụ án
Khởi kiện vụ án dân sự là hành vi của cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc của các chủ thể khác theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tồ án có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác. Khơng có hành vi khởi kiện thì cũng khơng có q trình giải quyết vụ án dân sự. Hành vi khởi kiện vụ án dân sự là một trong những điều kiện không thể thiếu được để làm phát sinh vụ án dân sự. Trên cơ sở hành vi khởi kiện của các chủ thể có thẩm quyền và Tồ án thụ lý thì vụ án dân sự mới phát sinh. Tuy nhiên, việc khởi kiện của các chủ thể có thẩm quyền phải được thực hiện theo các điều kiện do pháp luật quy định.
Điều kiện khởi kiện được quy định như sau:
- Chủ thể khởi kiện phải có tư cách về mặt pháp lý: Cá nhân khi khởi kiện phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự đồng thời phải có quyền lợi bị xâm phạm; pháp nhân khởi kiện do người đại diện hợp pháp của pháp nhân thực hiện; Đối với cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì chỉ được khởi kiện đối với các trường hợp theo quy định của pháp luật như theo quy định của Luật hơn nhân và gia đình, Luật lao động... Đồng thời việc khởi kiện phải do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện như: cơ quan dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ, Cơng đồn cấp trên của cơng đồn cơ sở.
Ngoài ra, các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích cơng cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách phải có đầy đủ các điều kiện sau:
170
+ Cơ quan, tổ chức đó có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc thực hiện chức năng quan lý Nhà nước, quản lý xã hội về một lĩnh vực nhất định;
+ Lợi ích cơng cộng, lợi ích của Nhà nước cần u cầu Tồ án bảo vệ phải thuộc lĩnh vực do cơ quan, tổ chức đó phụ trách
- Chủ thể khởi kiện chỉ được khởi kiện đối với những việc thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án;
- Chủ thể khởi kiện chỉ được khởi kiện những việc trước đó tồ án chưa giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tịa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:
a) Nộp trực tiếp tại Tòa án;
b) Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
c) Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thơng tin điện tử của Tịa án (nếu có).
Khi nộp đơn khởi kiện, người khởi kiện phải nộp các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho u cầu của mình là có căn cứ. Bên cạnh đó, đương sự phải gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác. Mục đích của việc gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác là để phục vụ tốt hơn cho phiên họp xem xét chứng cứ và việc tranh tụng trong tố tụng.