Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự

Một phần của tài liệu Tai lieu PLVNDC đại học xây dựng (Trang 161 - 162)

- Hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tộ

b. Cấu thành tội phạm

6.1.2.1. Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự

Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự là quyền pháp luật quy định, theo đó cho phép đương sự tự do thể hiện ý chí và thực hiện theo ý chí đó trong q trình giải quyết vụ việc dân sự.

Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự có cội nguồn từ nguyên tắc trong giao lưu dân sự. Trong đó, các quan hệ dân sự được phát sinh, thay đổi, chấm dứt trên cơ sở tự nguyện, tự thỏa thuận, tự chịu trách nhiệm và bình đẳng giữa các chủ thể. Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là sự phản ánh của quyền tự định đoạt của các chủ thể trong mối quan hệ dân sự. Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự chính là quy phạm luật hình thức, được phái sinh bởi các nguyên tắc trong giao lưu dân sự do pháp luật nội dung quy định.

Điều 5 BLTTDS 2015 quy định:

1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, u cầu Tịa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn u cầu đó.

2. Trong q trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội”.

Nội dung của nguyên tắc tự định đoạt của đương sự được thể hiện qua các quá trình tố tụng: trước khi khởi kiện; sau khi khởi kiện và Tòa án thụ lý vụ việc; khi giải quyết vụ việc và sau khi đã có bản án, quyết định của Tòa án.

Trước khi khởi tòa án thụ lý vụ việc: Hiến pháp cũng như BLTTDS quy

định các cá nhân, cơ quan, tổ chức khi thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm có quyền khởi kiện, quyền u cầu tới Tịa án nhân dân có thẩm quyền để được pháp luật bảo vệ. Tuy pháp luật quy định quyền khởi kiện, quyền yêu cầu nhưng việc thực hiện hay khơng lại do chính các chủ thể này quyết định. Nội dung việc khởi kiện, yêu cầu cũng do các bên tự quyết định, Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn u cầu đó.

Sau khi khởi kiện, Tịa án thụ lý, giải quyết vụ việc: Sau khi cá nhân, cơ

quan tổ chức thực hiện quyền khởi kiện của mình, Tịa án sẽ đảm bảo các bên đưa ra yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập cũng như bảo đảm cho việc đương sự phải được hòa giải để giải quyết tranh chấp. Tại giai đoạn này, đương sự có

162

quyền định đoạt việc tham gia hay không tham gia hòa giải, nếu tham gia có đồng ý hay khơng đồng ý với những ý kiến, u cầu của bên cịn lại. Bên cạnh đó, đương sự cũng có quyền sửa đổi, bổ sung, rút lại đơn khởi kiện. Việc rút lại đơn khởi kiện của nguyên đơn và có sự đồng ý của Tịa được coi là căn cứ để đình chỉ giải quyết vụ việc. Các bên đương sự cũng có quyền tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự và Tòa án phải tơn trọng sự thỏa thuận đó.

Sau khi có bản án, quyết định của Tịa án: Sau khi có bản án, quyết định

của Tịa án, các đương sự có quyền tự định đoạt việc có kháng cáo bản án hay khơng, có đơn đề nghị kháng nghị hay không, phạm vi của kháng cáo là như thế nào. Khi bản án có hiệu lực pháp luật, đương sự cũng có quyền tự định đoạt việc có đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm hay không (trừ các trường hợp không được kháng nghị) hoặc chấp nhận thi hành án. Việc yêu cầu thi hành án hay không thi hành án cũng là do đương sự tự định đoạt. Cơ quan thi hành án chỉ thi hành án khi có đơn yêu cầu (trừ một số trường hợp thi hành án khơng cần có đơn u cầu).

Một phần của tài liệu Tai lieu PLVNDC đại học xây dựng (Trang 161 - 162)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)