Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
Theo Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân có nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội tại địa phương. Thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp tại cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang; bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự, an tồn xã hội; thực hiện xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phịng tồn dân; quản lý hộ khẩu, hộ tịch, quản lý công tác tổ chức biên chế, lao động tiền lương; tổ chức thu chi ngân sách của địa phương theo quy định của pháp luật.
Thành phần của Ủy ban nhân dân có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên, trong đó Chủ tịch nhất thiết phải là đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp do Hội đồng nhân dân bầu. Các chức danh khác trong Ủy ban nhân dân không nhất thiết phải bầu từ đại biểu Hội đồng nhân dân.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân là người lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền 13 hạn do Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quy định cùng với tập thể Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân cấp mình và trước cơ quan nhà nước cấp trên.
Ủy ban nhân dân thảo luận tập thể, quyết định theo đa số những vấn đề lớn của địa phương, được quy định tại Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Ủy ban nhân dân được ban hành quyết định và chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Ủy ban nhân dân có các cơ quan chuyên
44
môn để giúp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và đảm bảo sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ Trung ương tới cơ sở.
Quy định Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên bảo đảm tính thống nhất trong thi hành Hiến pháp, luật.
Tất cả những quy định trên đảm bảo được nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân cơng, phối hợp giữa các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
2.2.3.5. Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân - Tòa án nhân dân - Tòa án nhân dân
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định.
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
+ Hoạt động xét xử của các Tịa án có đặc điểm là:
Nhân danh nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, căn cứ vào pháp luật của Nhà nước đưa ra phán xét, quyết định cuối cùng nhằm kết thúc vụ án; là thể hiện trực tiếp thái độ, quan điểm của Nhà nước đối với một vụ án cụ thể. Thái độ, quan điểm đó chính là sự thể hiện trực tiếp bản chất của Nhà nước. Nhà nước chịu trách nhiệm về nội dung và hậu quả của các quyết định giải quyết các vụ việc do các Tòa án đưa ra.
Xét xử nhằm ổn định trật tự pháp luật, giữ vững kỷ cương xã hội, tự do an toàn của con người, làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội.
Xét xử mang nội dung giáo dục pháp luật với bản thân đương sự cũng như với xã hội, tạo ý thức pháp luật cho mỗi cá nhân, từ đó có được những hành vi phù hợp với yêu cầu của pháp luật trong mối quan hệ xã hội, tạo tinh thần tích cực đấu tranh của cơng dân chống các hành vi vi phạm pháp luật.
Hiến pháp và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân quy định các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án:
+ Về nguyên tắc tổ chức, các Tòa án được tổ chức theo nguyên tắc sau: Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ và có thể bị miễn nhiệm, cách chức nếu khơng hồn thành chức trách. Thực hiện nguyên tắc này nhằm tạo điều kiện cho Thẩm phán có cơng tác ổn định trong thời gian tương đối dài, có thời gian tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện nghiệp vụ, bảo đảm tính độc lập, chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử.
45
Việc xét xử của Tòa án nhân dân có Hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của pháp luật. Đối với Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án quân sự được thực hiện theo chế độ cử còn đối với các Tòa án nhân dân địa phương thực hiện theo chế độ bầu. Đây là nguyên tắc cụ thể hóa nguyên tắc tập trung dân chủ và bảo đảm nhân dân tham gia vào tổ chức, hoạt động của cơ quan nhà nước. Thực hiện nguyên tắc này nhằm đảm bảo hoạt động xét xử của Tịa án chính xác, sát thực tế của cuộc sống xã hội.
Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Nguyên tắc đòi hỏi việc xét xử được tiến hành bởi một hội đồng và khi quyết định tiến hành theo đa số. Thực hiện nguyên tắc này đảm bảo sự thận trọng, chín chắn của các quyết định xét xử.
Các Chánh án Tòa án nhân dân phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp. Nguyên tắc này đảm bảo tính thống nhất của quyền lực nhà nước, nhưng trong tổ chức thực hiện có sự phân cơng, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
+ Các nguyên tắc xét xử của Tòa án nhân dân
Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập, chỉ tuân theo pháp luật: Nguyên tắc này là nền tảng của hoạt động xét xử của Tòa án và giá trị xã hội chung trong xã hội có dân chủ và tự do. Thực hiện nguyên tắc này là sự đảm bảo độ chính xác cao của hoạt động xét xử của Tòa án. Để thực hiện nguyên tắc đòi hỏi thành viên của Hội đồng xét xử phải có trách nhiệm, có tính cơng tâm, dám chịu trách nhiệm về quyết định của mình và trình độ chun mơn nghiệp vụ vững.
Tòa án nhân dân xét xử công khai, trừ trường hợp đặc biệt do luật định: Thực hiện nguyên tắc này nhằm thu hút đông đảo quần chúng tham dự phiên tòa, giám sát hoạt động xét xử của Tịa án, góp phần đảm bảo tính khách quan, chính xác trong xét xử; phát huy tác dụng giáo dục ý thức pháp luật trong nhân 15 dân; đồng thời cũng đảm bảo bí mật nhà nước, danh dự của cá nhân, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Trong trường hợp xử lý kín, kết quả phiên tịa cũng được cơng bố cơng khai.
Tịa án bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo và quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự: Thực hiện nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính dân chủ của phiên tịa, đảm bảo cho cơng dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời là nguồn tài liệu giúp q trình xét xử khách quan, tồn diện.
Công dân thuộc các dân tộc ít người được quyền dùng tiếng nói và chữ viết dân tộc mình trước phiên tịa: Thực hiện ngun tắc này nhằm đảm bảo sự bình đẳng của mọi cơng dân trước pháp luật.
46
Các bản án, quyết định của Tịa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh. Trong trường hợp cần thiết để đảm bảo thi hành các bản án, quyết định của Tòa án, Nhà nước thực hiện sự cưỡng chế tương ứng.