Nghĩa vụ cơ bản của công dân

Một phần của tài liệu Tai lieu PLVNDC đại học xây dựng (Trang 49 - 50)

- Viện kiểm sát nhân dân

2.3.2. Nghĩa vụ cơ bản của công dân

Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. Nhà nước bảo đảm các quyền của công dân; cơng dân phải làm trịn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội. Những nghĩa vụ cơ bản của cơng dân bao gồm: Cơng dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phịng tồn dân; Cơng dân có nghĩa vụ tn theo Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng; Cơng dân có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định; Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; được bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam.

50

Chương 3 LUẬT DÂN SỰ 3.1. Khái quát chung về Luật dân sự

Luật dân sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam – tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa – tiền tệ và các quan hệ nhân thân trên cơ sở bình đẳng, độc lập của các chủ thể tham gia quan hệ đó.

Luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm. Với quy định đó, luật dân sự trở thành luật chung có thể được áp dụng trong các lĩnh vực dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động.

Với tư cách là một ngành luật trong hệ thống pháp luật, luật dân sự có đối tượng và phương pháp điều chỉnh riêng. Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là những nhóm quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản trong các lĩnh vực nêu trên. Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự là phương pháp bình đẳng, tự định đoạt, theo đó các chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự được bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý và tự định đoạt tham gia các quan hệ tài sản.

Hiện nay, luật dân sự Việt Nam được chia thành hai phần là phần chung và phần riêng. Phần chung là những quy định chung, xuyên suốt toàn bộ hệ thống pháp luật dân sự, quy định về nguyên tắc, về chủ thể, căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền dân sự, thời hạn, thời hiệu. Phần riêng bao gồm các chế định pháp lý như: chế định tài sản, quyền sở hữu; chế định nghĩa vụ và hợp đồng, chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; chế định quyền sở hữu trí tuệ; chế định quyền thừa kế...

Một phần của tài liệu Tai lieu PLVNDC đại học xây dựng (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)