- Có khả năng áp dụng cơng nghiệp.
d. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế
• Quyền nộp đơn xin đăng ký xác lập quyền sở hữu sáng chế
Sáng chế nằm trong nhóm đối tượng quyền sở hữu cơng nghiệp có tính sáng tạo là đặc trưng nổi bật. Chính vì vậy, bên cạnh chủ sở hữu các đối tượng sở hữu cơng nghiệp, pháp luật cịn ghi nhận tác giả đã sáng tạo ra chúng.
Các tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế:
- Tác giả đã tạo ra đối tượng trên bằng cơng sức và chi phí của mình; - Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
- Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư tồn bộ cơ sở vật chất, kinh phí thì quyền đăng ký sẽ thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện cho Nhà nước thực hiện quyền đăng ký này. Nếu nhà nước chỉ góp 1 phần vốn hoặc có ký kết hợp đồng hợp tác nghiên cứu – phát triển với các tổ chức, cá nhân khác thì một phần quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tương ứng với tỉ lệ đóng góp thuộc về Nhà nước
Những chủ thể trên có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho cá nhân, tổ chức khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản để thừa kế, hay thừa kế theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.
• Đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu sáng chế
Theo quy định tại Điều 100 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, hồ sơ xin đăng ký quyền sở hữu công nghiệp phải bao gồm các tài liệu sau đây:
- Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
- Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ.
Cụ thể đối với đơn đăng ký đối với sáng chế cần có 2 phần chính là: bản mơ tả sáng chế và bản tóm tắt sáng chế.
- Phần mô tả phải làm rõ được các tiêu chuẩn bảo hộ cụ thể của sáng chế: tính mới, trình độ sáng tạo, tính ứng dụng cơng nghiệp; giải thích vắn tắt các hình vẽ kèm theo
87
- Bản tóm tắt sáng chế phải bộc lộ những nội dung chủ yếu về bản chất của sáng chế
• Thủ tục xử lý đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu sáng chế
Cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp sau khi đã tiếp nhận đơn đăng ký sở hữu sáng chế sẽ tiến hành các bước cơ bản sau đây để cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho người đăng ký:
- Thứ nhất: bước thẩm định hình thức hợp lệ của đơn đăng ký sở hữu cơng nghiệp để cơng nhận tính hợp lệ của đơn. Thời hạn để thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.
- Thứ hai: công bố đơn đăng ký sở hữu sáng chế trên công báo sở hữu công nghiệp trong tháng thứ 19 kể từ ngày nộp đơn hoặc vào thời điểm sớm hơn theo yêu cầu của người nộp đơn. Việc công khai các thông tin về đơn đăng ký các đối tượng sở hữu cơng nghệp để cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ giải quyết bất kỳ ý kiến phản đối của người thứ 3 nào về việc cấp văn bằng bảo hộ chính thức cho các đối tượng trên.
- Thứ ba: thẩm định nội dung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp. Đối với sáng chế việc thẩm định nội dung khơng mặc nhiên được tiến hành mà phải có đơn yêu cầu.
Ở Việt Nam, đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ sáng chế sau khi có trình tự thẩm định hình thức nếu đáp ứng được về mặt hình thức sẽ được công bố công khai 19 tháng sau khi nộp đơn. Người nộp đơn có 1 thời hạn nhất định để chuẩn bị và cân nhắc trong việc tiếp tục gửi đơn yêu cầu xin thẩm định về nội dung của sáng chế.
Trong thời hạn 42 tháng kể từ ngày nộp đơn, nếu người nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc không bất kỳ người thứ ba nào khác yêu cầu thẩm định nội dung của sáng chế thì đơn đăng ký sáng chế được coi như đã rút tại thời điểm kết thúc thời hạn đó.
• Văn bằng bảo hộ và hiệu lực của văn bằng bảo hộ
Cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu cơng nghiệp (Cục sở hữu trí tuệ) sẽ cấp văn bằng bảo hộ cho những đơn đáp ứng được tất cả các điều kiện theo quy định của pháp luật và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp. Văn bằng bảo hộ sẽ có hiệu lực từ ngày cấp và được bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài 20 năm kể từ ngày nộp đơn.