+ Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 06 tháng, kể từ ngày xảy ra
hành vi phạm, trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật cơng nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 12 tháng.
+ Phiên họp xử lý kỷ luật lao động:
Thành phần gồm: Đương sự và đại diện BCH cơng đồn cơ sở, người có liên quan. Người lao động vi phạm có tự bào chữa hoặc thuê người bào chữa.
Trường hợp người sử dụng lao động đã báo ba lần liên tiếp bằng văn bản mà người lao động vẵn khơng đến thì có thể xử lý kỷ luật lao động vắng mặt người lao động.
Trong phiên họp, người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động vi phạm và việc xem xét kỷ luật phải được ghi lại thành biên bản. Các thành viên phải ký vào biên bản. Đương sự và cơng đồn có quyền bảo lưu ý kiến nhưng phải nêu rõ lý do.
+ Ra quyết định kỷ luật: Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động phải ra quyết định bằng văn bản (trừ hình thức khiển trách bằng miệng) trong thời hạn quy định. Nếu xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải, người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với BCH cơng đồn cơ sờ.
Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động, kể cả tạm đình chỉ cơng việc là người sử dụng lao động; người được người sử dụng lao động uỷ quyền chỉ được xử lý kỷ luật theo hình thức khiển trách. Các hình thức kỷ luật khác chỉ được uỷ quyền khi người sử dụng lao động đi vắng và phải uỷ quyền bằng văn bản.
127
Sau khi ra quyết định, người sử dụng lao động phải gửi quyết định cho đương sự và BCH cơng đồn cơ sở. Nếu sa thải thì phải gửi văn bản lên cơ quan quản lý lao động địa phương cùng biên bản họp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định.
Người lao động có quyền khiếu nại lên người sử dụng lao động hoặc Uỷ ban nhân dân các cấp hoặc yêu cầu giải quyết theo thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân. Khi cơ quan có thẩm quyền kết luận về quyết định xử lý kỷ luật lao động của người sử dụng lao động là sai thì người sử dụng lao động phải xin lỗi công khai, khôi phục danh dự và mọi quyền lợi vật chất cho người lao động.
Người lao động bị khiển trách sau 03 tháng, hoặc bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau 06 tháng, kể từ ngày bị xử lý, nếu khơng tái phạm thì đương nhiên được xố kỷ luật. Trường hợp bị xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức cách chức thì sau thời hạn 03 năm, nếu tiếp tục vi phạm kỷ luật lao động thì khơng bị coi là tái phạm.
Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau khi chấp hành được một nửa thời hạn nếu sửa chữa tiến bộ, có thể được người sử dụng lao động xét giảm thời hạn.
4.2.2. Trách nhiệm vật chất
4.2.2.1. Khái niệm và phạm vi áp dụng