Trợ cấp thôi việc:

Một phần của tài liệu Tai lieu PLVNDC đại học xây dựng (Trang 122)

+ Đối tượng: Người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh

nghiệp, cơ quan tổ chức từ đủ 12 tháng trở lên mà phải thôi việc trong các trường hợp:

HĐLĐ đương nhiên chấm dứt;

Người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ hợp pháp;

Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ hợp pháp (trừ trường hợp NLĐ bị sa thải);

Người sử dụng lao động chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật nhưng người lao động không muốn trở lại làm việc hoặc người sử dụng lao động không muốn nhận người lao động trở lại làm việc (cùng với việc trả lương, phụ cấp nếu có và bồi thường).

Nếu người lao động bị sa thải thì khơng được trợ cấp thôi việc, trừ trường hợp họ bị sa thải vì lý do tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà khơng có lý do chính đáng thì vẫn được trợ cấp thôi việc.

Pháp luật cũng quy định các trường hợp người lao động không được trợ cấp thôi việc bao gồm:

Người lao động bị sa thải do trộm cắp, tham ô..., hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của doanh nghiệp hoặc do bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm;

Người lao động nghỉ hưởng chế độ hưu trí hàng tháng;

Người lao động bị nghỉ việc do thay đổi cơ cấu công nghệ hoặc sắp xếp lại doanh nghiệp

Người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật (do không đúng căn cứ luật định hoặc vi phạm về nghĩa vụ báo trước).

+ Mức trợ cấp: Cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương.

+ Phương thức trả: Trực tiếp, một lần, tại nơi làm việc, đúng thời hạn quy định.

Một phần của tài liệu Tai lieu PLVNDC đại học xây dựng (Trang 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)