Ngun tắc suy đốn vơ tộ

Một phần của tài liệu Tai lieu PLVNDC đại học xây dựng (Trang 182 - 184)

- Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Tòa án thừa nhận;

6.2.1.2. Ngun tắc suy đốn vơ tộ

Xuất phát từ quyền con người được quốc tế thừa nhận. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 của Liên hợp quốc quy định: “Bất kỳ

người bị buộc tội nào đều có quyền suy đốn là khơng phạm tội cho đến khi lỗi của người đó được xác định theo một trình tự do pháp luật quy định bằng phiên

183

tịa xét xử cơng khai của Tịa án với sự bảo đảm đầy đủ khả năng bào chữa của người đó”. Pháp luật tố tụng hình sự của nhiều nước trên thế giới đã thừa nhận

nguyên tắc trên và coi nguyên tắc suy đốn vơ tội là một trong những ngun tắc của tố tụng hình sự của quốc gia mình.

Nguyên tắc suy đốn vơ tội cũng được ghi nhận trong Hiến pháp 2013. Cụ thể, Khoản 1 Điều 31 Hiến Pháp 2013 có quy định “Người bị buộc tội được coi

là khơng có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật”.

Việc quy định nguyên tắc là để đảm bảo tính chứng minh trong TTHS. Sự việc một người bị cho rằng có tội cần được xem xét dưới góc độ đa chiều, đa chiều, cẩn trọng. Việc quy định nguyên tắc giúp bảo vệ được quyền của người bị buộc tội. Việc định kiến người bị buộc tội là người có tội kéo theo đó là việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng tràn lan, thiếu căn cứ, chà đạp lên quyền con người mà nhiều trường hợp khi vụ án được xem xét lại thì họ hồn tồn vơ tội..

Điều 13 BLTTHS 2015 quy định ngun tắc suy đốn vơ tội như sau:

Người bị buộc tội được coi là khơng có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật.

Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo khơng có tội.

Ngun tắc suy đoán vơ tội địi hỏi bất cứ tội phạm nào cũng phải được chứng minh theo trình tự, thủ tục do pháp luật TTHS quy định. Quá trình chứng minh tội phạm được thực hiện từ khi có tố giác, tin báo về tội phạm và thông qua các thủ tục khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành các hoạt động điều tra, kết thúc điều tra đề nghị truy tố, truy tố bằng bản cáo trạng và tiến hành xét xử, điều tra cơng khai tại phiên tịa.

Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo khơng có tội. Việc làm sáng tỏ chỉ trong 1 khoảng thời gian nhất định.

Hiến Pháp 2013 cũng chỉ rõ “người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử

kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai” Quá thời hạn quy định

mà khơng chứng minh được thì người bị buộc tội được kết luận khơng có tội. Ví dụ q trình điều tra diễn ra thời hạn điều tra vụ án hình sự khơng q 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, khơng q 03 tháng đối với tội phạm

184

nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra. Quá thời hạn này thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra. Các biện pháp ngăn chặn như tạm giam, tạm giữ cũng phải được thực hiện một cách cẩn trọng, có căn cứ và bị giới hạn trong khoảng thời gian nhất định. BLTTHS cũng quy định rõ chế độ tạm giữ, tạm giam khác với chế độ đối với người đang chấp hành hình phạt tù, thể hiện sự tơn trọng đối với người bị buộc tội khi chưa khẳng định họ có tội.

Bản án hình sự sơ thẩm chỉ có hiệu lực khi nó khơng có kháng cáo kháng nghị trong thời hạn luật định. Điều đó cho thấy, dù đã có bản án kết tội nhưng nếu bản án ấy bị kháng cáo, kháng nghị thì bị cáo vẫn được coi là khơng có tội. Trong q trình xét xử phúc thẩm, Tồ án và cơ quan tiến hành tố tụng vẫn phải tn thủ ngun tắc suy đốn vơ tội. Bản án hình sự phúc thẩm phải căn cứ cả vào những chứng cứ mới và những chứng cứ cũ. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Hội đồng xét xử tuyên án. Một người chỉ có thể bị coi là có tội khi có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật.

Một phần của tài liệu Tai lieu PLVNDC đại học xây dựng (Trang 182 - 184)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)