Quyền định đoạt

Một phần của tài liệu Tai lieu PLVNDC đại học xây dựng (Trang 78 - 82)

- Viện kiểm sát nhân dân

c. Quyền định đoạt

Quyền định đoạt: là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

Chủ sở hữu thực hiện quyền định đoạt biểu hiện ở hai khía cạnh:

- Định đoạt về số phận thực tế của các vật (làm cho vật khơng cịn trong thực tế nữa) như: tiêu dùng hết, hủy bỏ hoặc từ bỏ quyền sở hữu đối với vật;

79

- Định đoạt về số phận pháp lý của vật là việc chuyển giao quyền sở hữu đối với vật từ người này sang người khác. Thông thường định đoạt về số phận pháp lý của vật phải thơng qua các giao dịch phù hợp với ý chí của chủ sở hữu như : bán, tặng cho, trao đổi, để thừa kế…thông qua việc định đoạt mà chủ sở hữu có thể tiêu dùng hết, chuyển quyền chiếm hữu tạm thời (hợp đồng gửi giữ), chuyển quyền chiếm hữu và quyền sử dụng trong một khoảng thời gian dài hạn (cho thuê, mượn)…

Người định đoạt tài sản phải là người có năng lực hành vi. Chủ sở hữu tài sản có thể ủy quyền cho người khác định đoạt tài sản, người được ủy quyền phải thực hiện việc định đoạt theo phương pháp, cách thức phù hợp với ý chí của chủ sở hữu.

3.4.1.4. Hạn chế quyền sở hữu

Cùng với việc ghi nhận và bảo vệ các quyền năng của quỳên sở hữu thì pháp luật cũng quy định một số hạn chế đối với quỳên sở hữu của chủ sở hữu nhằm bảo vệ các lợi ích chung của cộng đồng. Các hạn chế này bao gồm:

- Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do an ninh, quốc phịng và vì lợi ích quốc gia nhà nước trưng mua, trưng dụng có bồi thường tài sản cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác theo quy định của pháp luật.

- Trong tình thế cấp thiết, chủ sở hữu không được cản trở người khác dùng tài sản của mình hoặc cản trở người khác gây thiệt hại đối với tài sản đó để ngăn chặn, làm giảm mối nguy hiểm hoặc thiệt hại lớn hơn có nguy cơ xảy ra.

- Khi xây dựng cơng trình, chủ sở hữu cơng trình phải tn theo pháp luật về bảo đảm an tồn, khơng được xây quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định, không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh. Khi có nguy cơ xảy ra sự cố đối với cơng trình xây dựng, ảnh hưởng đến bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu cơng trình phải cho ngừng ngay việc xây dung, sửa chữa hoặc dỡ bỏ theo yêu cầu, nếu gây thiệt hại phải bồi thường.

- Khi xây dựng cơng trình vệ sinh, khi chứa hố chất độc hại và các cơng trình khác mà việc sử dụng có khả năng gây ơ nhiễm mơi trường, chủ sở hữu phải xây cách mốc giới một khoảng cách, vị trí hợp lý, phải đảm bảo vệ sinh an tồn khơng làm ảnh hưởng đến chủ sở hữu liền kề xung quanh. Khi đào giếng, đào ao hoặc xây dựng cơng trình dưới mặt đất, chủ sở hữu cơng trình phải đào, xây cách mốc giới một khoảng cách do pháp luật về xây dựng quy định, nếu gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh thì phải bồi thường.

- Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các chủ sở hữu khác mà khơng có lối đi ra có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi thuận tiện và hợp lý ra đến đường công cộng, người được yêu cầu có

80

nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được danh lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề nếu khơng có thoả thuận khác.

- Trong xây dựng chủ sở hữu nhà xây dựng sau còn bị hạn chế quyền trổ cửa ra vào, cửa sổ theo quy định của pháp luật về xây dựng…

- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi tài sản bị đem đi làm vật bảo đảm cho thực hiện nghĩa vụ như đặt cọc, thế chấp…Nếu các quan hệ đặt cọc, thế chấp chấm dứt, quyết định kê biên tài sản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khơng cịn hiệu lực, thì quyền định đoạt của chủ sở hữu lại được khôi phục. Những tài sản đem bán, đổi là cổ vật, di tích lịch sử văn hóa thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua. Trường hợp tổ chức, cá nhân có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho tổ chức, cá nhân đó.

- Các hạn chế khác theo quy định của pháp luật

3.4.1.5. Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu

Về nguyên tắc chung, những căn cứ xác lập quyền sở hữu cũng đồng thời là những căn cứ chấm dứt quyền sở hữu. Việc chấm dứt quyền sở hữu cũng có thể theo ý chí của chủ sở hữu hoặc do pháp luật quy định.

• Chấm dứt quyền sở hữu theo ý chí của chủ sở hữu;

• Chấm dứt quyền sở hữu theo căn cứ do pháp luật quy định như: tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu, tài sản bị trưng mua, bị tịch thu, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc mà đã bị người khác xác lập quyền sở hữu theo quy định của pháp luật;

• Các trường hợp khác mà pháp luật quy định.

3.4.1.6. Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu

Ở Việt Nam, quyền sở hữu được bảo vệ thông qua nhiều biện pháp khác nhau, do nhiều ngành luật điều chỉnh. Trong các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, biện pháp dân sự có ý nghĩa thực tế nhất vì nó khơi phục lại tình trạng ban đầu về mặt vật chất cho chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp. Bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháp dân sự là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, Tòa án hoặc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Có các phương thức hợp pháp khác nhau để bảo vệ quyền sở hữu:

• Tự sử dụng các biện pháp bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang được chiếm hữu hợp pháp miễn là không trái pháp luật và đạo đức xã hội ;

81

• Kiện đòi lại tài sản là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu tòa án hoặc người có hành vi chiếm hữu bất hợp pháp phải trả lại tài sản cho mình;

• Kiện yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp. Phương thức kiện này nhằm bảo đảm để chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu sử dụng và khai thác cơng dụng của tài sản một cách bình thường;

• Kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại.

3.4.2. Quyền sở hữu công nghiệp

3.4.2.1. Khái niệm và đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, quyền sử dụng đối với chỉ dẫn địa lý và quyền sở hữu đối với các đối tượng khác do pháp luật quy định.

Quyền sở hữu cơng nghiệp có những đặc điểm sau đây :

- Bị giới hạn về thời gian. Nhà nước chỉ bảo hộ các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp trong một thời gian nhất định. Thời gian này là thời gian có hiệu lực của văn bằng bảo hộ.

- Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp mang tính phi vật chất và bị giới hạn về không gian. Chủ sở hữu muốn được Nhà nước bảo hộ thì phải đăng ký và nộp lệ phí duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ. Trường hợp các đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ tại Việt Nam và ở nước ngồi thì sẽ được pháp luật của nước mà đối tượng đã đăng ký bảo hộ hoặc theo Điều ước quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mà Việt Nam đã ký kết.

- Tại cùng một thời điểm, các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp được nhiều người cùng sử dụng một cách độc lập.

Quyền sở hữu công nghiệp khác với quyền tác giả, và một đối tượng có thể vừa được bảo hộ dưới dạng quyền sở hữu công nghiệp, vừa được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả. Thí dụ một bộ quần áo thời trang vừa có thể được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả (đối với một tác phẩm tạo hình), vừa được bảo hộ dưới dạng kiểu dáng công nghiệp (nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng độc quyền bảo hộ). Quyền sở hữu cơng nghiệp có thể phân biệt với quyền tác giả dựa vào một số tính chất như sau:

Thứ nhất là quyền sở hữu công nghiệp chỉ bảo vệ nội dung sáng tạo và uy tín kinh doanh, khơng bảo vệ hình thức sáng tạo (khác với quyền tác giả).

Thứ hai là một trong những tiêu chuẩn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là tính mới so với thế giới, khác với quyền tác giả bảo vệ tính nguyên gốc của tác phẩm. Chính vì thế mà trong khái niệm bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp có

82

ngày ưu tiên và quyền ưu tiên (trong khi quyền tác giả không đề cập đến vấn đề này).

Thứ ba là đối với một số đối tượng sở hữu công nghiệp (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng cơng nghiệp, nhãn hiệu hàng hố, tên gọi xuất xứ hàng hoá), chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp cần phải được cấp văn bằng bảo bộ. Văn bằng bảo hộ là cơ sở pháp lý duy nhất xác định quyền sở hữu công nghiệp của chủ sở hữu. Nó cịn được gọi dưới các tên như patent, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, v.v. Trừ trường hợp của Liên minh Châu Âu, các văn bằng bảo hộ do cơ quan sở hữu công nghiệp (hay cơ quan patent) của các nước cấp. Văn bằng của cơ quan nước nào chỉ có giá trị trên lãnh thổ nước đó. Một chủ thể muốn được bảo hộ tại nhiều nước phải xin cấp nhiều văn bằng bảo hộ.

3.4.2.2. Các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp và quy chế pháp lý với các đối tượng các đối tượng

3.4.2.2.1. Sáng chế và giải pháp hữu ích

Một phần của tài liệu Tai lieu PLVNDC đại học xây dựng (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)