- Hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tộ
b. Cấu thành tội phạm
6.1.2. Các nguyên tắc đặc trưng của Luật Tố tụng dân sự
Nguyên tắc của Luật tố tụng dân sự Việt Nam là những nguyên lý, tư tưởng pháp lý được ghi nhận trong các văn bản pháp luật tố tụng dân sự nhằm chỉ đạo và định hướng cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật tố tụng dân sự.
Tất cả các hành vi được tiến hành trong quá trình tố tụng, như khởi kiện, hòa giải, chuẩn bị xét xử hay xét xử... đều phải được thực hiện trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc của luật tố tụng dân sự. Bất cứ một hành vi nào, do bất kỳ ai thực hiện trong bất cứ giai đoạn tố tụng nào vi phạm một trong số các nguyên tắc của luật tố tụng dân sự thì đều là khơng hợp pháp.
Việc tuân thủ triệt để các nguyên tắc của luật tố tụng dân sự trước hết tạo điều kiện cho cơ quan xét xử tiến hành tố tụng một cách thuận lợi và nhanh chóng. Đồng thời, nó cịn bảo đảm cho đương sự có điều kiện để thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình, trên cơ sở đó mà các lợi ích hợp pháp của bản thân đương sự được tơn trọng. Bên cạnh đó, nó cũng có tác dụng ngăn chặn mọi hành vi vi phạm pháp luật và những biểu hiện tiêu cực trong quá trình giải quyết vụ án dân sự.
Luật tố tụng dân sự quy định rất nhiều các nguyên tắc, trong đó, có thể phân chia thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất bao gồm các nguyên tắc tố tụng chung, được ghi nhận trong Hiến pháp 2013 và cụ thể hóa tại các Luật tố tụng cụ thể như tố tụng dân sự, tố tụng hình sự, tố tụng hành chính, bao gồm: Ngun tắc xét xử có hội thẩm nhân dân, Nguyên tắc hai cấp xét xử, Nguyên tắc thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, Nguyên tắc tranh tụng (mới)....Nhóm thứ hai bao gồm các nguyên tắc đặc thù của tố tụng dân sự, chỉ
161
Luật tố tụng dân sự mới quy định, thể hiện bản chất của Luật tố tụng dân sự bao gồm: Nguyên tắc quyền tự quyết định và tự định đoạt của đương sự, Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh, Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự...