Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý.

Một phần của tài liệu Tai lieu PLVNDC đại học xây dựng (Trang 99 - 100)

- Có khả năng áp dụng cơng nghiệp.

d. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý.

Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý

Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước. Các cá nhân, tổ chức sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các cá nhân, tổ chức đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý nếu được Nhà nước cho phép và không trở thành chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý đó. Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó

Cá nhân, tổ chức nước ngoài là chủ thể có quyền đối với chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật nước xuất xứ có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý đó ở Việt Nam.

Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý:

Theo quy định tại Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, hồ sơ xin đăng ký quyền sở hữu công nghiệp phải bao gồm các tài liệu sau đây:

- Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;

- Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ.

Cụ thể đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý cần có: - Tên gọi, dấu hiệu được dùng làm chỉ dẫn địa lý - Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý

- Bản mô tả tính chất đặc thù phải chỉ rõ cả nguyên liệu thơ và các đặc tính lý học, hóa học, vi sinh và cảm quan của sản phẩm cũng như chỉ ra mối quan hệ giữa tính chất, chất lượng đặc thù hoặc danh tiếng của sản phẩm với điều kiện địa lý nơi xuất xứ của sản phẩm

- Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý; (nếu là chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc nước ngồi thì cần phải có tài liệu chứng minh chỉ dẫn đó đang được bảo hộ ở một nước cụ thể).

- Nếu đơn đăng ký được nộp thông qua một tổ chức đại diện sở hữu cơng nghiệp thì phải có thêm giấy ủy quyền;

- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên, tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu được thụ hưởng quyền đó từ người khác;

- Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Thủ tục xử lý đơn đăng ký sở hữu chỉ dẫn địa lý

Cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp sau khi đã tiếp nhận đơn đăng ký sở hữu chỉ dẫn địa lý sẽ tiến hành các bước cơ bản sau đây để cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý:

100

- Thứ nhất: bước thẩm định hình thức hợp lệ của đơn đăng ký sở hữu công nghiệp để cơng nhận tính hợp lệ của đơn. Thời hạn để thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.

- Thứ hai: công bố đơn đăng ký sở hữu công nghiệp trên công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 2 tháng đối với chỉ dẫn địa lý kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ. Việc công khai các thông tin về đơn đăng ký các đối tượng sở hữu cơng nghệp để cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ giải quyết bất kỳ ý kiến phản đối của người thứ 3 nào về việc cấp văn bằng bảo hộ chính thức cho các đối tượng trên.

- Thứ ba: thẩm định nội dung đơn đăng ký sở hữu cơng nghiệp khi đã có quyết định cơng nhận là hợp lệ để đánh giá các tiêu chí bảo hộ và phạm vi bảo hộ của các đối tượng đó. Thời hạn thẩm định về nội dung đối với chỉ dẫn địa lý tối đa là 6 tháng kể từ ngày cơng bố đơn

Văn bằng bảo hộ và hiệu lực của văn bằng bảo hộ

Cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp ( Cục sở hữu trí tuệ) sẽ cấp văn bằng bảo hộ cho những đơn đáp ứng được tất cả các điều kiện theo quy định của pháp luật và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu cơng nghiệp. Văn bằng bảo hộ sẽ có hiệu lực từ ngày cấp và được bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý là văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp duy nhất được bảo hộ vô thời hạn kể từ ngày cấp.

Một phần của tài liệu Tai lieu PLVNDC đại học xây dựng (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)