- Viện kiểm sát nhân dân
f. Theo tính thơng dụng của hợp đồng
3.2.7.3. Các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
a. Buộc thực hiện đúng hợp đồng
Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng xây dựng đã ký kết hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.
b. Phạt vi phạm hợp đồng
Phạt vi phạm hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận.
63
Căn cứ áp dụng: Phạt vi phạm chỉ áp dụng trong trường hợp các bên trong hợp đồng có thoả thuận về việc áp dụng chế tài này.
c. Bồi thường thiệt hại
Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Tổn thất phải bồi thường bao gồm những tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu khơng có hành vi vi phạm.
d. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng.
Hậu quả pháp lý của việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng: Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn cịn hiệu lực; Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu BTTH theo quy định của pháp luật.
e. Đình chỉ thực hiện hợp đồng
Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thực hiện hợp đồng: Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thơng báo đình chỉ. Các bên khơng phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng; Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
f. Huỷ bỏ hợp đồng
Huỷ bỏ hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng và làm cho hợp đồng khơng có hiệu lực từ thời điểm giao kết.
Hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏ hợp đồng: Sau khi huỷ bỏ, hợp đồng khơng có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ các thoả thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và giải quyết tranh chấp. Các bên có quyền địi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình; trường hợp khơng thể hồn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hồn trả bằng tiền; Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
3.2.8.Tranh chấp và giải quyết tranh chấp hợp đồng
Tranh chấp hợp đồng là những mâu thuẫn, bất đồng về lợi ích giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng đó.
Tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể trong qúa trình thực hiện hợp đồng được giải quyết bằng các phương thức sau đây:
64
- Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải.
- Giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án.
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.