Khái niệm bộ máy nhà nước

Một phần của tài liệu Tai lieu PLVNDC đại học xây dựng (Trang 26 - 27)

Bộ máy nhà nước là hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một cơ cấu đồng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Tổ chức bộ máy Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1945 đến nay đã trải qua các Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2013 dựa trên những quan điểm và nguyên tắc nhất định. Căn cứ Hiến pháp năm 2013, có thể nêu một số các quan điểm và nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước như sau: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức; Nhà nước đại diện cho nhân dân thực hiện quản lý thống nhất mọi mặt hoạt động của đời sống xã hội trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh quốc phịng, đối ngoại.

Để thực hiện những nhiệm vụ trên, hệ thống các cơ quan nhà nước được lập ra. Mỗi cơ quan nhà nước là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, đảm nhận những chức năng, nhiệm vụ nhất định của nhà nước, có cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động phù hợp với tính chất các chức năng, nhiệm vụ được giao. Cùng với những chức năng, nhiệm vụ, nhà nước còn trao cho các cơ quan những thẩm quyền tương ứng. Các cơ quan nhà nước sử dụng thẩm quyền vào việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật.

27

Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, hoạt động của các cơ quan nhà nước đều hướng tới phục vụ cho thực hiện nhiệm vụ, chức năng của nhà nước.

Một phần của tài liệu Tai lieu PLVNDC đại học xây dựng (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)