Các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước

Một phần của tài liệu Tai lieu PLVNDC đại học xây dựng (Trang 27 - 29)

Các nguyên tắc tổ chức hoạt động của Bộ máy nhà nước là những tư tưởng chỉ đạo làm nền tảng cho tổ chức và hoạt động của tất cả các cơ quan Nhà nước và toàn bộ Bộ máy nhà nước. Tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước tùy thuộc vào tính chất các nhiệm vụ được giao, nhưng đều theo nguyên tắc chung thống nhất như sau:

2.2.2.1. Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức.

Đây là nguyên tắc thể hiện bản chất nhân dân của nhà nước ta. Tất cả nhân dân không phân biệt chủng tộc, tơn giáo, giới tính đều có quyền thơng qua đầu phiếu phổ thông bầu ra các đại biểu thay mặt mình vào các cơ quan quyền lực nhà nước là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, thực thi quyền lực nhà nước. Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhân dân tham gia tổ chức nhà nước, quản lý nhà nước, thực hiện quyền lực nhà nước, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nịng cốt là cơng nhân, nơng dân và trí thức.

Để sử dụng quyền lực nhà nước một cách có hiệu quả, Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành lập ra các cơ quan nhà nước khác để thực hiện những quyền lực nhà nước nhất định, đồng thời giám sát việc thực hiện quyền lực đó. Quốc hội thành lập ra Chính phủ – cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Quốc hội bầu ra Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng Viện KSND Tối cao. Ở địa phương, Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra để thực hiện quyền hành pháp ở địa phương.

Trong thực tiễn tổ chức bộ máy nhà nước, tuy chỉ Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là các cơ quan mà thành viên của cơ quan này do Nhân dân trực tiếp bầu ra nhưng điều đó khơng có nghĩa rằng chỉ có các cơ quan này mới là các cơ quan được Nhân dân ủy thác quyền lực. Nguyên tắc “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân” hàm ý rằng, quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước khác thực hiện (dù đó là cơ quan thực hiện quyền hành pháp, cơ quan thực hiện quyền tư pháp hay bất cứ cơ quan nhà nước nào khác) cũng là sản phẩm của sự trao quyền một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ Nhân dân (thông qua Hiến pháp và pháp luật).

Tinh thần đó địi hỏi, trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, bất kể là cơ quan thực hiện quyền lập pháp (Quốc hội), cơ quan thực hiện quyền hành pháp (Chính phủ), cơ quan thực hiện quyền tư pháp (Tịa án nhân

28

dân) và các cơ quan nhà nước khác trong bộ máy nhà nước đều phải bảo đảm tinh thần vì lợi ích của Nhân dân để phục vụ.

Tất cả hoạt động của các cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước đều đặt dưới sự giám sát tối cao của Quốc hội – cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân. Quyền lực tối cao cũng như hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước là cơ sở để đảm bảo tính thống nhất của quyền lực nhà nước, đảm bảo cho hoạt động của bộ máy nhà nước phục vụ cho lợi ích của nhân dân, phù hợp với ý chí và nguyện vọng của nhân dân.

2.2.2.2. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội

Theo Điều 4 Hiến Pháp 2013, Đảng Cộng sản Việt Nam: - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình.

Sự lãnh đạo của Đảng giữ vai trò quyết định đối với việc xác đinh phương hướng hoạt động của Nhà nước xã hội chủ nghiã, là điều kiện quyết định để nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước. Sự lãnh đạo của Đảng là sự lãnh đạo chính trị thông qua việc đề ra đường lối, chủ trương, phương hướng lớn, những vấn đề quan trọng về tổ chức bộ máy nhà nước.

2.2.2.3. Nguyên tắc tập trung dân chủ

Đây là một nguyên tắc tổ chức được xác định tại Hiến pháp 2013, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước. Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

Nguyên tắc tập trung dân chủ cịn thể hiện thơng qua việc phải thường xuyên kiểm tra cấp dưới, thực hiện thường xuyên chế độ thông tin báo cáo, kiên quyết đấu tranh với thói tập trung quan liêu, bệnh tự do, vơ tổ chức, vơ chính phủ.

2.2.2.4. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Đối với quyền lập pháp là quyền đại diện cho nhân dân thể hiện ý chí chung của quốc gia. Những người được nhân dân trao cho quyền này là những người do phổ thông đầu phiếu bầu ra hợp thành cơ quan họi là Quốc hội. Quyền

29

hành pháp là quyền tổ chức thực hiện ý chí chung của quốc gia do Chính phủ đảm trách. Thuộc tính cơ bản, xuyên suốt mọi hoạt động của quyền này là đề xuất, hoạch định, tổ chức soạn thảo chính sách quốc gia và sau khi chính sách quốc gia được thông qua là người tổ chức thực hiện và quản lý nhà nước mà thực chất là tổ chức thực hiện pháp luật để bảo đảm anh ninh, an toàn và phát triển xã hội. Quyền tư pháp là quyền xét xử, được nhân dân giao cho Tòa án thực hiện. Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật và nguyên tắc xuyên suốt và cao nhất trong tổ chức thực hiện quyền này, nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp và việc xét xử của thẩm phán và hội đồng nhân dân. Đây thực chất là quyền bảo vệ ý chí chung của quốc gia bằng việc xét xử các hành vi vi phạm Hiến pháp, pháp luật từ phía cơng dân và cơ quan nhà nước. Vì vậy, bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân là nhiệm vụ hàng đầu của quyền tư pháp. Mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ tơn trọng, giữ gìn và bảo vệ tính pháp quyền và cơng lý trong các phán quyết của Tịa án.

2.2.2.5. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

Nội dung của nguyên tắc này thể hiện thông qua việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước phải tiến hành trên cơ sở của pháp luật, đúng pháp luật. Mọi cán bộ, nhân viên và nhân dân phải nghiêm chỉnh tôn trọng pháp luật trong mọi nhiệm vụ, quyền hạn. Việc tổ chức các cơ quan nhà nước phải dựa trên và tuân thủ những quy định của pháp luật về cơ cấu tổ chức, biên chế, quy trình thành lập…

Một phần của tài liệu Tai lieu PLVNDC đại học xây dựng (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)