Khái niệm, đối tượng điều chỉnh của Luật Tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu Tai lieu PLVNDC đại học xây dựng (Trang 159 - 160)

- Hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tộ

b. Cấu thành tội phạm

6.1.1. Khái niệm, đối tượng điều chỉnh của Luật Tố tụng dân sự

Khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cơng nhận quyền dân sự; buộc chấm dứt hành vi vi phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó, các phương thức để giải quyết các tranh chấp, vi phạm về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động rất phong phú và đa dạng như: giải quyết bằng trung gian, hoà giải hay trọng tài hoặc giải quyết bằng con đường Toà án. Mỗi phương thức giải quyết đều có những ưu điểm riêng. Tuy vậy, các bên tranh chấp thường lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng con đường Toà án.

Theo quy định tại Điều 1 Luật tổ chức Tồ án nhân dân thì các Tồ án là cơ quan xét xử của nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có nhiệm vụ xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hơn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật để bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm của công dân. Do vậy, mỗi khi quyền và lợi ích hợp pháp về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của các cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác bị xâm phạm hoặc có tranh chấp thì các chủ thể này theo thủ tục do pháp luật quy định có quyền yêu cầu Toà án bảo vệ.

Khi các chủ thể yêu cầu Toà án giải quyết các tranh chấp, yêu cầu phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động được Toà án thụ lý giải quyết làm phát sinh vụ việc dân sự. Những vụ việc dân sự mà trong đó Tồ án giải quyết các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên được gọi là vụ án dân sự, còn đối với những vụ việc dân sự trong đó Tồ án khơng giải quyết các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên mà giải quyết các yêu cầu được gọi là việc dân sự.

Quá trình giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự đã làm phát sinh nhiều mối quan hệ giữa các chủ thể bao gồm Toà án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch và những chủ thể khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự. Hoạt động của các chủ thể trên tiến hành theo một trình tự, thủ tục thống nhất do pháp luật quy định được gọi là thủ tục tố tụng dân sự và

160

tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự gọi là Luật tố tụng dân sự. Vì vậy, có thể chỉ ra khái niệm Luật tố tụng dân sự như sau:

Luật tố tụng dân sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa toà án, viện kiểm sát với các đương sự và những người tham gia tố tụng khác trong q trình tồ án giải quyết vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, pháp nhân, nhà nước và các chủ thể khác.

Từ khái niệm nêu trên, ta có thể thấy rằng đối tượng điều chỉnh của Luật tố tụng dân sự Việt Nam là các quan hệ giữa Toà án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người định giá tài sản và người liên quan phát sinh trong tố tụng dân sự. Trong các quan hệ được Luật tố tụng dân sự Việt Nam điều chỉnh thì quan hệ giữa Tồ án với đương sự là mối quan hệ trung tâm của hoạt động tố tụng.

Một phần của tài liệu Tai lieu PLVNDC đại học xây dựng (Trang 159 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)