Xét xử phúc thẩm

Một phần của tài liệu Tai lieu PLVNDC đại học xây dựng (Trang 172 - 173)

- Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

6.1.4.4. Xét xử phúc thẩm

173

Phúc thẩm dân sự là việc toà án cấp trên trực tiếp xét lại vụ án dân sự mà bản án, quyết định sơ thẩm của toà án cấp dưới chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.

Toà án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án, quyết định sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị.

Thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm tương tự với thủ tục tại phiên tịa sơ thẩm.

Tồ án cấp phúc thẩm có quyền: 1. Giữ nguyên bản án sơ thẩm; 2. Sửa bản án sơ thẩm;

3. Hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm;

4. Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án; 5. Đình chỉ xét xử phúc thẩm;

6. Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án khi có văn bản của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên cho đến khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản trả lời Tịa án kết quả xử lý.

Bên cạnh đó, tại phiên tồ phúc thẩm, nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thoả thuận của họ là tự nguyện, không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thoả thuận của các đương sự. Quyết định phúc thẩm là chung thẩm, có hiệu lực thi hành.

Một phần của tài liệu Tai lieu PLVNDC đại học xây dựng (Trang 172 - 173)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)