Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu

Một phần của tài liệu Tai lieu PLVNDC đại học xây dựng (Trang 95 - 96)

- Có khả năng áp dụng cơng nghiệp.

d. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu

Quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu

Theo quy định của pháp luật, chủ sở hữu đối tượng sở hữu cơng nghiệp có có các quyền cơ bản như:

- Độc quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiêp.

Đối với việc sử dụng nhãn hiệu có thể kể tới như: gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ, nhập khẩu hàng hóa có mang nhãn hiệu được bảo hộ.

- Quyền tạm thời đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp: là quyền của người đăng ký bảo hộ các đối tượng đó được phát sinh từ ngày đơn đăng ký bảo hộ được nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được cơng bố cơng khai đến ngày được cấp bằng độc quyền đối với các đối tượng đó. Tuy nhiên pháp luật sở hữu trí tuệ chỉ ghi nhận quyền tạm thời này cho các đối tượng như sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí. Cịn đối với chủ sở hữu nhãn hiệu thì khơng có quyền này.

- Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

Trong thời gian bảo hộ, chủ sở hữu đối tượng sở hữu cơng nghiệp có quyền chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho người khác. Quyền cho phép người khác sử dụng các đối tượng sở hữu cơng nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức kí kết hợp đồng bằng văn bản phù hợp với các quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự, thương mại

- Định đoạt quyền sở hữu công nghiệp và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến các đối tượng sở hữu công nghiệp

96

Chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ được pháp luật bảo hộ quyền lợi của mình nếu họ chứng minh được có hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh xảy ra trên thực tế.

Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu

Bên cạnh việc ghi nhận và bảo hộ các quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu như đã nêu trên, pháp luật cũng quy định các nghĩa vụ mà chủ sở hữu phải thực hiện như sau:

- Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu đó. Nếu chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng mà không sử dụng nhãn hiệu trong thời hạn 5 năm liên tục mà khơng có lý do chính đáng kể từ ngày

được cấp văn bằng bảo hộ thì sẽ bị chấm dứt hiệu lực đối với văn bằng bảo hộ, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất 3 tháng tính từ ngày có u cầu chấm dứt hiệu lực.

- Đối với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận nếu chủ sở hữu vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu hoặc khơng kiểm sốt, kiểm sốt khơng có hiệu quả đối với việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận thì cũng bị chấm dứt văn bằng bảo hộ.

Một phần của tài liệu Tai lieu PLVNDC đại học xây dựng (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)