Khái niệm tài sản và quyền sở hữu

Một phần của tài liệu Tai lieu PLVNDC đại học xây dựng (Trang 75 - 77)

- Viện kiểm sát nhân dân

b. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại và nghĩa vụ hạn chế tổn thất

3.4.1.1. Khái niệm tài sản và quyền sở hữu

Quyền sở hữu chỉ ra đời khi xã hội có sự phân chia giai cấp và có nhà nước. Pháp luật về sở hữu được đặt ra nhằm mục đích xác nhận và bảo vệ bằng pháp luật việc chiếm giữ những tư liệu sản xuất chủ yếu của giai cấp thống trị cũng như bảo vệ những quan hệ sở hữu phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, tạo điều kiện pháp lý cần thiết bảo đảm cho giai cấp thống trị khai thác được nhiều nhất những tư liệu sản xuất đang chiếm hữu. Chính vì vậy, có thể hiểu quyền sở hữu là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội pháp sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, những tài sản khác theo quy định của pháp luật ( là mức độ xử sự mà pháp luật cho phép chủ sở hữu được thực

hiện trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của mình).

Quan hệ dân sự về sở hữu cũng như các quan hệ pháp luật dân sự khác bao gồm những yếu tố cấu thành quan hệ đó là : chủ thể, khách thể và nội dung quyền sở hữu. Ba yếu tố trên thường có mối quan hệ khăng khít, thiếu một trong các yếu tố đó thì khơng thể hình thành quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu.

Chủ thể của quyền sở hữu

Chủ thể của quyền sở hữu là những người tham gia quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu. Chủ sở hữu trong luật dân sự rất đa dạng tương ứng với các hình thức sở hữu, bao gồm :

- Nhà nước là chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân ; - Các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội , các tập thể ;

- Các công dân, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các tổ chức kinh tế tư nhân…

Để trở thành chủ sở hữu, trong một số trường hợp pháp luật dân sự quy định phải có những điều kiện nhất định :

Đối với cơng dân : phải có năng lực pháp luật (có từ khi sinh ra – và mất đi khi người đó chết), trong một số trường hợp phải có năng lực hành vi ;

Đối với những tài sản vơ hình (quyền sở hữu trí tuệ): chủ thể có quyền sở hữu là những người được pháp luật dân sự cơng nhận;

Có những tài sản Nhà nước quy định chỉ thuộc quyền sở hữu của những chủ thể riêng biệt như : Tài sản thuộc sở hữu Nhà nước bao gồm : đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có vốn từ ngân sách nhà nước, núi, sơng hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lịng đất…

76 • Khách thể của quyền sở hữu

Khách thể của quyền sở hữu có thể là đối tượng của thế giới vật chất hoặc là kết quả những hoạt động sáng tạo tinh thần.

Tài sản với tư cách là khách thể của quyền sở hữu đã được xác định tại

Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 gồm: vật, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.

- Vật được coi là khách thể của quyền sở hữu phải là một vật có thực có nghĩa là vật đó phải tồn tại hiện hữu hoặc là những vật chắc chắn sẽ có. Vật trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng. Ngoài việc phân loại vật thành động sản và bất động sản, BLDS cịn có những cách phân loại vật như sau :

+ Hoa lợi, lợi tức : Hoa lợi là những sản vật tự nhiên có tính chất hữu có do tài sản mang lại cho chủ sở hữu ; Lợi tức là khoản lợi mà chủ sở hữu thu được từ việc khai thác công dụng của tài sản ;

+ Vật chính, vật phụ : Vật chính là vật thể độc lập, có thể khai thác cơng dụng theo tính năng ; Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính ;

+ Vật chia được và vật không chia được : Vật chia được là những vật khi được phân chia thành các phần nhỏ thì mỗi phân đó vẫn giữ nguyên các tính chất ban đầu và giữ nguyên tính năng sử dụng của vật đó (vd : xăng, dầu, gạo..) ; Vật không chia được là những vật khi phân chia thành những phần nhỏ, nó khơng cịn giữ được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu (vd : xe máy, đồng hồ…). Trong quan hệ dân sự, việc phân loại vật chia được và khơng chia được chỉ mang tính chất tương đối.

+ Vật tiêu hao và không tiêu hao: Vật tiêu hao là những vật qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc khơng cịn dự ngun được hình dạng, tính chất ban đầu ; Vật không tiêu hao là những vật mà khi đã qua quá trình sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu ;

+ Vật cùng loại và vật đặc định: Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất ; Vật đặc định là những vật có thể phân biệt với vật khác bằng các dấu hiệu đặc trưng riêng biệt, trong vật đặc định, người ta xác định vật độc nhất và vật đặc định hóa.

- Quyền tài sản là quyền giá trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ.

Tài sản có thể được phân loại thành động sản và bất động sản. Theo đó, Bất động sản bao gồm: đất đai, nhà, cơng trình xây dựng gắn liền với đất đai, các tài sản gắn liền với nhà, cơng trình xây dựng đó; tài sản khác gắn liền với đất đai, các tài sản khác do quy định của pháp luật. Động sản là những tài sản không phải bất động sản.

77

Một phần của tài liệu Tai lieu PLVNDC đại học xây dựng (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)