- Có khả năng áp dụng cơng nghiệp.
e. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối tượng sở hữu sáng chế
• Quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp
Chủ sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích được độc quyền sử dụng và định đoạt sản phẩm có sáng chế, giải pháp hữu ích được cấp văn bằng bảo hộ. Quyền
88 sử dụng bao gồm các quyền sau đây:
Quyền thứ nhất là quyền sản xuất sản phẩm được bảo hộ: sản xuất có nghĩa là áp dụng GPKT theo bản mô tả để tạo ra sản phẩm. Sản phẩm bảo hộ có thể là sản phẩm được nêu trong bản mơ tả hay sản phẩm có tính chất tương tự. Vấn đề sản phẩm nào là sản phẩm tương tự tuỳ thuộc vào việc giải thích yêu cầu bảo hộ và việc phân tích bản mơ tả. Thí dụ, có thể tạo ra sản phẩm tương tự bằng nguyên liệu khác, sản phẩm có kích cỡ khác, hay sản phẩm được dùng vào mục đích khác, tuy nhiên phương pháp sản xuất đều như đã được mô tả trong đơn yêu cầu bảo hộ thì sản phẩm đó vẫn được coi là sản phẩm được bảo hộ.
Quyền thứ hai là quyền khai thác sản phẩm, áp dụng quy trình được bảo hộ. Nếu đối tượng bảo hộ là quy trình, và quy trình này khơng nhằm sản xuất sản phẩm, thì quyền sử dụng chỉ bao gồm quyền này thơi (thí dụ quy trình sản xuất vật liệu siêu dẫn ở – 100 độ C). Tuy nhiên, phạm vi bảo hộ quy trình thường rộng hơn phạm vi bảo hộ sản phẩm, bao gồm các phương án khác nhau của cùng một quy trình. Việc áp dụng quy trình nếu trực tiếp tạo ra sản phẩm, thì sản phẩm đó cũng được bảo hộ.
Quyền thứ ba là quyền đưa vào lưu thông để bán, nhập khẩu sản phẩm được bảo hộ. Như vậy chủ sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích có quyền khơng cho người khác nhập khẩu sản phẩm đã được bảo hộ tại Việt Nam vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, quyền nhập khẩu và bán này có một ngoại lệ - đó là hành vi sử dụng hạn chế sản phẩm được bảo hộ do chính chủ sở hữu đưa ra thị trường.
Quyền định đoạt của chủ sở hữu sáng chế bao gồm các quyền chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp thông qua hợp đồng bằng văn bản (đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ - gọi là hợp đồng li-xăng). Trong hợp đồng này, các bên có thể thỏa thuận về việc sử dụng độc quyền hay khơng độc quyền, có giới hạn về mục đích, thời gian, lãnh thổ và khối lượng sử dụng).
Đối tượng của sáng chế, giải pháp hữu ích có thể có nhiều người thừa kế, việc thừa kế phải được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Tất cả các quyền trên phải được thực hiện dựa trên nguyên tắc không trái với pháp luật, đạo đức xã hội, khơng xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác. Việc sử dụng quyền trái với các nguyên tắc trên được coi là hành vi lạm dụng quyền sở hữu cơng nghiệp.
• Nghĩa vụ của chủ sở hữu sáng chế
Một số sáng chế, giải pháp hữu ích có vai trị quan trọng đối với nhu cầu xã hội. Nếu các sáng chế này được cấp cho những công ty chỉ quan tâm đến lợi nhuận (bán giá thuốc quá cao) mà không quan tâm đến lợi ích xã hội (số phận của các bệnh nhân), thì luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khơng đem lại lợi ích
89
cho đất nước. Chính vì thế mà ở các nước thường có quy định, rằng chủ thể được cấp văn bằng sáng chế, giải pháp hữu ích có vai trị quan trọng đối với xã hội (về an ninh quốc phịng, sức khỏe, lương thực và mơi trường), có nghĩa vụ phải sử dụng chúng sao cho phù hợp với nhu cầu xã hội. Trường hợp ngược lại sẽ bị cơ quan patent buộc phải giao quyền sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích đó cho các chủ thể khác (gọi là "li-xăng bắt buộc").
Chủ văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích có nghĩa vụ phải nộp lệ phí bảo hộ theo quy định của pháp luật. Theo quy định, chủ sở hữu sáng chế hàng năm phải nộp một khoản lệ phí duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ.
Tác giả của sáng chế và giải pháp hữu ích được quyền ghi tên mình là tác giả trên văn bằng bảo hộ (được quy định ở Điều 4ter Công ước Paris), và được trả thù lao, giải thưởng cho những ý tưởng sáng tạo của mình. Một số nước quy định (trong đó có Việt Nam) rằng nếu văn bằng bảo hộ khơng ghi đúng tên tác giả, thì tác giả có quyền u cầu hủy bỏ văn bằng bảo hộ. Một số nước khác quy định cơ quan patent có nghĩa vụ phải kiểm tra kỹ trước khi cấp bằng ai là tác giả của ý tưởng sáng tạo. Một vài nước (trong đó có Hoa Kỳ) quy định chủ thể nộp đơn phải là tác giả của sáng chế.
f. Hạn chế quyền sở hữu sáng chế
Về nguyên tắc, các quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ tuyệt đối trong thời gian còn hiệu lực bảo hộ. Chủ sở hữu có độc quyền trong việc khai thác, sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, pháp luật lại quy định hạn chế các quyền nêu trên của chủ sở hữu.
Theo quy định, bất kỳ chủ thể nào khác muốn có được các quyền đối với đối tượng sở hữu cơng nghiệp đều phải có được sự cho phép chủ sở hữu cơng nghiệp. Tuy nhiên, ngoại lệ đối với đối tượng sở hữu công nghiệp là sáng chế là:
- Trường hợp chủ sở hữu sáng chế phải thực hiện quyền của mình theo mệnh lệnh bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như: (trường hợp bắt buộc chuyển quyền sử dụng )
Trường hợp chuyển quyền sử dụng đối với sáng chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là trường hợp cơ quan NN có thẩm quyền buộc chủ sở hữu sáng chế phải chuyển quyền sở hữu cho 1 người khác mà chủ sở hữu đó ko muốn. Hợp đồng bắt buộc này được áp dụng trong nhừng trường hợp như:
+ Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thực hiện nghĩa vụ sáng chế sau khi kết thúc 4 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế và kết thúc 3 năm kể từ ngày cấp bằng độc quyền sáng chế để đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng bệnh... các nhu cầu cấp thiết của xã hội
90
+ Từ chối ko ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế mặc dù người có nhu cầu sử dụng đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiên hợp lý
- Người được chuyển giao quyền sử dụng theo quyết định bắt buộc cũng phải đáp ứng được các tiêu chí sau đây:
+ Là người có nhu cầu và năng lực để sử dụng sáng chế
+ Không đạt được thỏa thuận với người nắm độc quyền sáng chế mặc dù trong thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượn với mức giá và đkiẹn hợp lý;
Người được chuyển giao quyền sử dụng phải trả cho chủ sở hữu 1 khoản tiền đền bù thỏa đáng tùy thuộc vào giá trị kinh tế của quyền sử dụng đó.
Việc chuyển quyền sử dụng sáng chế bắt buộc chỉ có hiệu lực khi được cơ quan NN có thẩm quyền cho phép, Bộ Khoa học và công nghệ là cơ quan có thẩm quyền quyết định việc chuyển quyền sử dụng bắt buộc đối với sáng chế.
- Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và cá nhân, tổ chức được trao quyền sử dụng hoặc quyền quản lý chỉ dẫn sáng chế khơng có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi như: sử dụng sáng chế phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc mục đích phi thương mại, giảng dạy, nghiên cứu.
3.4.2.2.2. Nhãn hiệu