- Hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tộ
b. Cấu thành tội tha mô tài sản
* Chủ thể của tội tham ô tài sản
Cũng như chủ thể của các tội phạm khác, chủ thể của tội tham ô tài sản cũng phải đảm bảo các yếu tố (điều kiện) cần và đủ như: độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự quy định trong Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, đối với tội tham ô tài sản, chỉ những người sau đây mới có thể là chủ thể của tội phạm này:
Trước hết, người phạm tội tham ơ phải là người có chức vụ, quyền hạn và có trách nhiệm đối với tài sản mà họ chiếm đoạt.
Người có chức vụ, quyền hạn thường là những cán bộ, công chức hoặc là người thông qua quan hệ hợp đồng lao động hoặc do một hình thức khác, tuy khơng phải là cán bộ, công chức, họ chỉ được các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hợp đồng làm một công việc nhất định thường xuyên hay theo thời vụ hoặc trong một thời gian nhất định có liên quan đến việc quản lý tài sản và họ có trách nhiệm quản lý đối với tài sản.
Người có chức vụ, quyền hạn, phải là người có trách nhiệm quản lý tài sản, nếu họ khơng có trách nhiệm quản lý tài sản thì cũng khơng thể là chủ thể của tội tham ô tài sản được. Đây là điều kiện cần và đủ để một người có thể trở thành chủ thể của tội tham ô tài sản và cũng là dấu hiệu để phân biệt với một só tội phạm khác có tính chất chiếm đoạt.
Người có trách nhiệm đối với tài sản là người được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý tài sản như: Thủ quỹ, thủ kho, kế toán, người được giao vận chuyển tài sản của cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị mình... Ngồi ra, cịn những người tuy không được giao trực tiếp quản lý tài sản nhưng lại có trách nhiệm trong việc
149
quyết định việc thu chi, xuất nhập, mua bán, trao đổi tài sản như: Giám đốc công ty, Chủ nhiệm hợp tác xã, người đứng đầu trong các cơ quan, tổ chức là chủ tài khoản hoặc là người có quyền quyết định về tài sản của cơ quan, tổ chức mình.
Do những đặc điểm riêng về chủ thể của tội tham ô tài sản, nên khoa học luật hình sự cho rằng, chủ thể của tội tham ô tài sản là chủ thể đặc biệt, tức là chỉ có những người có chức vụ, quyền hạn mới tham ô được. Tuy nhiên, khẳng định này chỉ đúng đối với trường hợp vụ án tham ơ khơng có đồng phạm, cịn trong vụ án có đồng phạm thì có thể có cả những người khơng có chức vụ, quyền hạn nhưng người thực hành trong vụ án có đồng phạm, thì nhất thiết phải là người có chức vụ, quyền hạn.
* Khách thể của tội tham ô tài sản
Khách thể của tội tham ô vẫn là quan hệ sở hữu về tài sản của Nhà nước của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, vì nó trực tiếp xâm phạm đến quan hệ sở hữu. Tuy nhà làm luật không quy định sở hữu xã hội chủ nghĩa nhưng thực chất tội phạm này chỉ xâm phạm quan hệ sở hữu. Ý kiến khác lại cho rằng, tội tham ô là tội do những người có chức vụ, quyền hạn thực hiện là tội phạm thuộc nhóm tội tham nhũng nên khách thể của tội phạm phải là những hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, còn quan hệ sở hữu chỉ là đối tượng tác động của tội phạm (thông qua quan hệ sở hữu mà xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức).
Tuy nhiên, khách thể của tội phạm này khơng cịn là dấu hiệu để phân biệt tội tham ô tài sản với các tội phạm khác có tính chất chiếm đoạt nên việc xác định khách thể của tội tham ơ tài sản chỉ có ý nghĩa về lý luận mà khơng có ý nghĩa trong thực tiễn xét xử nên chúng tôi chỉ nêu những quan điểm khác nhau để tham khảo và tiếp tục nghiên cứu.
* Mặt khách quan của tội tham ô tài sản
- Về hành vi khách quan:
Trước hết, người phạm tội tham ô tài sản phải là người có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình có để chiếm đoạt tài sản.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản là do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện và hành vi chiếm đoạt tài sản đó có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của họ, nếu họ khơng có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện việc chiếm đoạt tài sản ; chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện việc chiếm đoạt tài sản một cách dễ dàng.
Chiếm đoạt tài sản do mình có trách nhiệm quản lý. Về trách nhiệm quản
lý tài sản đã được phân tích ở các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm. Chiếm đoạt tài sản là một hành vi chuyển dịch bất hợp pháp tài sản từ chủ sở hữu thành tài sản của mình hoặc của người khác mà mình quan tâm.
150
Hành vi chuyển dịch bất hợp pháp tài sản có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, có trường hợp người phạm tội tự chuyển dịch tài sản như: Thủ quỹ tự lấy tiền trong két, thủ kho tự lấy tài sản trong kho đem bán...
Thủ đoạn chiếm đoạt tài sản của người phạm tội tham ơ hồn tồn tương tự như thủ đoạn của người phạm tội trộm cắp tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhệm chiếm đoạt tài sản...như: lén lút, cơng khai, gian dối, bội tín... Cũng chính vì đặc điểm này mà tội tham ơ tài sản được coi là trộm cắp, công nhiên chiếm đoạt, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của người có chức vụ, quyền hạn có trách nhiệm quản lý tài sản.
- Về hậu quả:
Đối với tội tham ô tài sản, thiệt hại trước hết là thiệt hại về tài sản, ngồi ra cịn có những thiệt hại khác phi vật chất.
Hậu quả của tội tham ô tài sản, xét về phương diện các yếu tố cấu thành tội phạm thì khơng phải là dấu hiệu bắt buộc, tức là, dù hậu quả chưa xảy ra nhưng hành vi vẫn cấu thành tội phạm.
* Mặt chủ quan của tội tham ô tài sản
Tội tham ơ cũng là tội phạm có tính chất chiếm đoạt nên cũng như đối với tội có tính chất chiếm đoạt khác, người phạm tội thực hiện hành vi của mình là cố ý (cố ý trực tiếp), tức là, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; khơng có trường hợp tham ơ tài sản nào được thực hiện do cố ý gián tiếp, vì người phạm tội bao giờ cũng mong muốn chiếm đoạt được tài sản.
Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt sản. Vì vậy, có thể nói mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội tham ô tài sản. Nếu mục đích của người phạm tội chưa đạt được (chưa chiếm đoạt được tài sản), thì thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt. Tuy nhiên, ngồi mục đích chiếm đoạt, người phạm tội cịn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham ơ tài sản, nếu mục đích đó khơng cấu thành một tội phạm độc lập.
5.2.5.2. Tội nhận hối lộ a. Định nghĩa a. Định nghĩa
Tội nhận hối lộ được quy định tại Bộ luật hình sự, theo đó: Nhận hối lộ là hành
vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào để làm hoặc khơng làm một việc vì lợi ích hoặc theo u cầu của người đưa hối lộ.