Bí mật kinh doanh

Một phần của tài liệu Tai lieu PLVNDC đại học xây dựng (Trang 106 - 110)

- Có khả năng áp dụng cơng nghiệp.

b. Bí mật kinh doanh

Bí mật kinh doanh là các thơng tin tạo thành bí quyết mà chủ thể dùng nó để kinh doanh tạo ra những ưu thế về chất lượng của sản phẩm, dịch vụ…Bí mật này được chủ kinh doanh giữ bí mật khơng cho người khác biết.

Bí mật kinh doanh gồm hai yếu tố: bí mật và quyết định. Thơng thường, bí mật kinh doanh khơng được bảo vệ hoặc cấp bằng sáng chế, hoặc vì chưa hội đủ các yêu cầu để cấp bằng, hoặc vì q q báu khơng thể bị tiết lộ. Ví dụ: tất cả các nhà máy của công ty Coca Cola đều dùng một loại hương liệu được sản xuất tại phịng thí nghiệm ở Atlanta, bang Georgia, Mỹ. Công thức chế tạo hương liệu này được dấu kín hơn 100 năm nay. Trong khi nếu chúng được bảo vệ bằng việc cấp văn bằng độc quyền sáng chế, thì cơng thức đó phải được cơng bố và chỉ có giá trị 20 năm - khơng được gia hạn. 
 Đặc tính thứ nhất của thơng tin trong bí mật kinh doanh là tính bí mật, có nghĩa là thơng tin hoặc phần quan trọng của chúng phải không được dễ biết hoặc dễ suy đốn. Tất nhiên điều đó cũng khơng có nghĩa là mỗi phần của thơng tin phải là bí mật. Sự bí mật có thể đơn thuần chỉ là sự kết hợp của tất cả những điều đã biết. 
. Chính vì tính bí mật mà việc soạn thảo hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng bí mật kinh doanh rất phức tạp. Bên chuyển giao muốn chuyển giao một bí mật, nhưng khơng thể biết bên nhận đã biết về bí mật đó chưa (mà cũng khơng thể mơ tả bí mật đó rồi hỏi phía bên kia: “anh đã biết bí mật đó chưa”, vì câu trả lời chắc chắn là “rồi” và giá trị của bí quyết cũng khơng cịn nữa); ngược lại bên nhận chuyển giao cũng khơng muốn “chưa nhìn mặt đã đặt tên”, nghĩa là chưa biết bí quyết ra sao đã phải quyết định giá mua và thậm chí đã phải trả tiền mua. Kỹ năng soạn thảo hợp đồng chuyển giao bí quyết sẽ được đi sâu hơn trong phần sau. 
 Đặc tính thứ hai của thơng tin trong bí quyết là tính quyết định, có nghĩa là thơng tin đó phải đóng vai trị quan trọng trong quy trình sản xuất, tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Như vậy bí quyết cần phải có ích ở chỗ nó nâng cao vị trí hoặc tạo ưu thế cạnh tranh của người nắm bí quyết, ví dụ như đánh vào thị hiếu mới của người tiêu dùng. Đặc tính thứ ba của bí quyết là tính xác định. Đây chỉ là đặc tính bổ

107

trợ và định hình cho hai đặc tính đầu. 
 Chúng ta cần phải biết ba đặc tính này vì khác với các sở hữu cơng nghiệp, bí quyết khơng được bảo hộ độc quyền. Chỉ trong vài trường hợp bí quyết được coi như bí mật quân sự và kinh tế, có thể được luật hình sự, thương mại hoặc lao động bảo vệ (nguyên tắc bảo mật). Cũng khơng có một cơng ước quốc tế nào về bảo hộ bí quyết, vì vậy mà khi soạn thảo hợp đồng, ta cần nắm rõ các quy định về nghĩa vụ dân sự và quy định nghĩa vụ bảo mật của đôi bên cho chắc chắn. Tương tự, chúng ta nên cẩn thận hơn khi định giá một “bí quyết” mà trên thực tế khơng hội đủ điều kiện (thí dụ chúng chẳng có gì là bí mật hay cũng khơng có giá trị quyết định nào). Đối với nhà nước, việc xác định bí quyết có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý và phê duyệt hợp đồng chuyển giao cơng nghệ.

Chủ sở hữu bí mật kinh doanh được quyền chuyển giao bí mật theo hợp đồng gọi là li-xăng bí mật kinh doanh. Việc chuyển giao quyền sử dụng bí mật kinh doanh phải lập thành văn bản, nhưng không phải đăng ký hay phê duyệt. Trong khi đó một hợp đồng chuyển giao công nghệ cần phải được phê duyệt đăng ký. Có một đối tượng chuyển giao cơng nghệ, đó là bí quyết, là một dạng đặc biệt của bí mật kinh doanh. Khi việc chuyển giao bao gồm bí quyết, các chủ thể của hợp đồng chuyển giao nên xem xét xem bản chất của việc chuyển giao đó có phải là chuyển giao công nghệ và cần phải phê duyệt hay đăng ký hay không.

3.4.2.3. Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp. nghiệp.

3.4.2.3.1. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp

Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu đối với sáng chế, giải pháp hữu ích

Người có hành vi sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn trong thời hạn bảo hộ mà không xin phép chủ sở hữu thì bị coi là xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp. Những hành vi đó là :

- Sản xuất sản phẩm theo sáng chế, giải pháp hữu ích, theo thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn đã được bảo hộ tại Việt Nam ;

- Sử dụng, nhập khẩu, quảng cáo, lưu thông sản phẩm mà sản phẩm đó được sản xuất theo sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn đã được bảo hộ tại Việt Nam ;

- Áp dụng các phương pháp mà phương pháp đó được bảo hộ tại Việt Nam là sáng chế, giải pháp hữu ích.

Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp

Người sử dụng kiểu dáng công nghiệp trong thời hạn văn bằng bảo hộ vẫn có hiệu lực mà khơng được chủ sở hữu cho phép thì bị coi là xâm phạm quyền

108

sở hữu kiểu dáng công nghiệp. Những hành vi xâm phạm được thể hiện ở các dạng sau :

- Sản xuất sản phẩm theo kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam ;

- Nhập khẩu, bán, quảng cảo hoặc sử dụng các sản phẩm chế tạo theo kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam nhằm mục đích kinh doanh.

Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý

Là hành vi gắn nhãn hiệu trên sản phẩm của mình mà khơng được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu như :

- Gắn nhãn hiệu của người khác, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam hoặc nhãn hiệu tương tự lên bao bì, sản phẩm của mình ;

- Nhập khẩu, bán hoặc chào hàng các sản phẩm có gắn nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam trên thị trường Việt Nam.

3.4.2.3.2. Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp

Khi quyền của chủ sở hữu công nghiệp bị xâm phạm, chủ sở hữu có quyền :

- Yêu cầu người đang có hành vi xâm phạm phải chấm dứt ngay hành vi xâm phạm hay cạnh tranh khơng lành mạnh đó đồng thời người có hành vi xâm phạm phải hủy bỏ những sản phẩm đã sản xuất do sao chép, ăn cắp nhãn hiệu hàng hóa gây thiệt hại cho người tiêu dùng và làm giảm sự tín nhiễm của người tiêu dùng đối với chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp ;

- Yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu phải châm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại;

- Chủ sở hữu các đối tượng sở hữu cơng nghiệp khởi kiện lên Tịa án, u cầu bảo vệ khi xác định được người có hành vi xâm phạm tới quyền sở hữu công nghiệp.

109

Chương 4 : LUẬT LAO ĐỘNG 4.1. Hợp đồng lao động

4.1.1. Khái niệm, đặc điểm của Hợp đồng lao động

Trong quá trình lao động, việc hình thành quan hệ lao động thơng qua các hình thức tuyển dụng lao động là một nhu cầu tất yếu. Hiện nay, pháp luật quy định ba hình thức tuyển dụng lao động, đó là: Hợp đồng lao động, tuyển dụng vào biên chế nhà nước và bầu cử. Mỗi hình thức tuyển dụng được sử dụng ở một phạm vi nhất định phù hợp với tính chất của q trình sử dụng lao động, trong đó hợp đồng lao động là hình thức tuyển dụng chủ yếu và phổ biến nhất để thiết lập quan hệ lao động trong cơ chế thị trường.

Theo quy định của Bộ luật lao động thì, “Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.” (Điều 15 – BLLĐ năm 2012). Như vậy, có ba nhân tố cơ bản cấu thành hợp đồng lao động, đó là: Sự cung ứng một việc làm, sự trả công và sự lệ thuộc về mặt pháp lý giữa người lao động và người sử dụng lao động.

So với các quan hệ hợp đồng khác, hợp đồng lao động có ba đặc trưng khác biệt:

Một là, hợp đồng lao động được giao kết và thực hiện với tư cách cá nhân

của các bên chủ thể, nói cách khác, việc giao kết và thực hiện hợp đồng lao động ln có tính đích danh, các chủ thể tự mình giao kết và thực hiện hợp đồng lao động bằng hành vi của chính mình. Người lao động phải tự mình thực hiện cơng việc theo hợp đồng và phải tự mình chịu trách nhiệm khi có vi phạm, nếu khơng có sự đồng ý của người sử dụng lao động thì người lao động khơng được tự ý chuyển cơng việc của mình cho người khác thực hiện ngay cả khi người đó có khả năng cao hơn trong hoạt động nghề nghiệp.

Hai là, đối tượng của hợp đồng lao động là việc làm. Sức lao động của

người lao động chính là hàng hố trong quan hệ mua bán và người sử dụng lao động mua được sức lao động của người lao động bằng cách cung ứng cho người lao động một việc làm.

Ba là, hợp đồng lao động bao giờ cũng được thực hiện một cách thường

xuyên, liên tục. Hai bên trong quan hệ hợp đồng không được tự do dừng lại việc thực hiện hợp đồng theo ý chí của riêng mình, chỉ được tạm hỗn trong những trường hợp pháp luật cho phép. Có nghĩa là việc thực hiện hợp đồng phải tuần tự theo thời gian xác định (giờ làm việc, ngày làm việc, tuần làm việc...) mà người lao động khơng có quyền lựa chọn hay làm việc theo ý mình.

110

4.1.2. Đối tượng và phạm vi áp dụng của hợp đồng lao động

Một phần của tài liệu Tai lieu PLVNDC đại học xây dựng (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)