- Viện kiểm sát nhân dân
f. Theo tính thơng dụng của hợp đồng
3.2.2. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và hợp đồng vô hiệu 1 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
3.2.2.1. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
Quan hệ hợp đồng thể hiện sự ràng buộc pháp lý về quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia, nhằm hướng tới lợi ích nhất định. Để đảm bảo cho các quyền và nghĩa vụ đó có hiệu lực thì quan hệ hợp đồng phải đạt được điều kiện nhất định. Điều 177 BLDS năm 2015 quy định một quan hệ hợp đồng có hiệu lực pháp lý cần phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:
3.2.2.1.1. Các chủ thể giao kết hợp đồng phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với quan hệ hợp đồng được xác lập
Chủ thể giao kết hợp đồng là các bên tham gia xác lập quan hệ hợp đồng. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chủ thể tham gia vào hợp đồng bao gồm có cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác và Nhà nước. các chủ thể này khi tham gia quan hệ hợp đồng phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự phù hợp. Cụ thể như sau:
a. Đối với cá nhân.
Theo quy định, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dấn ự và nghĩa vụ dân sự. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật
54
dân sự như nhau, có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. Như vậy, bất kỳ người nào cũng có năng lực pháp luật dân sự.
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Pháp luật quy định năng lực hành vi của mỗi người là nhau, mức độ năng lực hành vi mỗi người phụ thuộc vào khả năng nhận thức và độ tuổi của người đó, được chia thành cá trường hợp sau:
- Người người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên (không bị mất năng lực hành vi, hạn chế năng lực hành vi, người có khó khăn trong nhận thức). Theo quy định, người đủ năng lực hành vi được tự mình xác lập và thực hiện quan hệ hợp đồng mà pháp luật cho phép.
- Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Theo quy định, người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, người bị hạn chế năng lực hành vi khi xác lập và thực hiện các hợp đồng phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ hợp đồng phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được tự mình xác lập, thực hiện hợp đồng trừ hợp đồng liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch khác theo quy định phải có người đại diện theo pháp luật đồng ý. Người chưa đủ 6 tuổi, người bị mất năng lực hành vi thì mọi giao dịch phải do người đại diện theo pháp luật xác lập và thực hiện.
b. Đối với pháp nhân
Pháp nhân là các tổ chức được thành lập đảm bảo các yêu cầu quy định tại Điều 74 của BLDS 2015. Pháp nhân được chia thành pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại.
Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân khơng có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, nếu có lợi nhuận thì cũng khơng được phân chia cho các thành viên. Pháp nhân phi thương mại bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.
Theo quy định, pháp nhân chỉ có năng lực pháp luật. Năng lực pháp luật của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập và chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân. Việc xác xác lập các hợp đồng của pháp nhân phải thông qua người đại diện, bao gồm: đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền.
55
- Hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác khơng có tư cách pháp nhân khi tham gia xác lập và thực hiện hợp đồng thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác đó là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng hoặc ủy quyền cho người đại diện thực hiện. Trường hợp không được các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ hợp đồng do mình xác lập và thực hiện.
- Nhà nước là chủ thể đặc biệt khi tham gia một số quan hệ hợp đồng ngoại thương.
3.2.2.1.2. Chủ thể tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện
Tự nguyện là sự thống nhất giữa hai yếu tố tự do ý chí và bày tỏ ý chí. Nếu thiếu một trong hai yếu tố này hoặc khơng có sự thống nhất giữa hai yếu tố này sẽ khơng thể có tự nguyện. BLDS năm 2015 quy định liệt kê một số trường hợp hợp đồng được xác lập khơng có sự tự nguyện sẽ bị coi là vơ hiệu. Đó là các trường hợp hợp đồng được xác lập do giả tạo, do nhầm lẫn, do bị lừa dối, bị đe doạ, cưỡng ép.
3.2.2.1.3. Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội
Mục đích của hợp đồng là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập hợp đồng đó. Nội dung của hợp đồng là tổng hợp các điều khoản mà các bên đã cam kết, thoả thuận trong hợp đồng. Mục đích và nội dung của hợp đồng có quan hệ gắn bó chặt chẽ: để đạt được mục đích phải thoả thuận về nội dung của hợp đồng, ngược lại việc thoả thuận về nội dung của hợp đồng là nhằm đạt được mục đích đã đặt ra.
Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Một hợp đồng nói riêng và một giao dịch dân sự nói chung được xác lập và thực hiện có mục đích hoặc nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội sẽ có thể làm ảnh hưởng hoặc xâm phạm đến lợi của nhà nước, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác. Vì vậy, pháp luật quy định một trong các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng đó là mục đích và nội dung không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội là hồn tồn phù hợp với lợi ích chung.
3.2.2.1.4. Hình thức của hợp đồng phải phù hợp trong trường hợp pháp luật có quy định điều kiện về hình thức
Hình thức của hợp đồng là cách thức thể hiện nội dung của hợp đồng. Hiện nay, pháp luật quy định hợp đồng có thể được thể hiện dưới hình thức bằng lời nói, bằng hành vi hoặc bằng văn bản. Đối với hình thức văn bản bao gồm văn bản thường và văn bản cơng chứng. Tùy thuộc vào tính chất của hợp đồng mà
56
pháp luật có những quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng. Những hợp đồng mà pháp luật quy định hình thức là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, nếu các bên khơng tn thủ theo hình thức đó thì hợp đồng khơng có hiệu lực.
Ví dụ: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nếu không lập thành văn bản và khơng có cơng chứng thì sẽ vơ hiệu.
3.2.2.1.5. Đối tượng của hợp đồng có thể thực hiện được
Theo quy định của pháp luật, một trong các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng đó là đối tượng của hợp đồng phải thực hiện được. Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng khơng thể thực hiện được thì hợp đồng vơ hiệu.