Dự báo những thay đổi có ảnh hưởng đến nuôi trồng thuỷ sản

Một phần của tài liệu Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở khu vực nam trung bộ (Trang 120 - 121)

- Đẩy mạnh hỗ trợ khoa học, công nghệ và đào tạo

1 2003 3 2 Các thông số về môi trường nước cấp và nước

4.1.1.1. Dự báo những thay đổi có ảnh hưởng đến nuôi trồng thuỷ sản

Theo Quyết định số 332/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 03 tháng 03 năm 2011 phê duyệt quy hoạch đề án phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2020, các địa phương khu vực Nam Trung Bộ, tiến hành tổ chức lại các vùng NTTS mà chủ lực là mở rộng diện tích nuôi tôm sú, con tôm thẻ chân trắng, tôm hùm, ốc hương, cá mú, cá chẽm,… hỗ trợ người nuôi trồng đảm bảo lợi ích hài hoà theo hướng đôi bên cùng có lợi giữa người nuôi và các DN sản xuất và XK là một xu hướng kỳ vọng tạo ra động lực mới phát triển NTTS bền vững trong khu vực.

Mục tiêu NTTS của nước ta nói chung, của khu vực Nam Trung Bộ nói riêng là phát triển nhanh theo hướng CNH, HĐH, có hiệu quả, sức cạnh tranh cao và phát triển bền vững, trở thành ngành sản xuất chủ lực cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, góp phần từng bước CNH, HĐH nông thôn, tạo ra vùng nuôi có sản lượng lớn, chất lượng cao và ổn định, có điều kiện áp dụng các chương trình nuôi cải tiến và bảo vệ môi trường vùng nuôi, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, ngư dân, tăng cường bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển, đảo của Tổ quốc.

Phát triển kinh tế thuỷ sản đồng nghĩa với cải thiện và nâng cao cuộc sống, tiếp tục xoá đói giảm nghèo cho nhà nông, ngư dân, đặc biệt là những người nông dân, ngư dân ở những vùng ven biển, vùng sâu, vùng xa. Vì thế phát triển NTTS sẽ nhận được sự ủng hộ của người dân nếu biết khuyến khích người

dân nâng cao kỹ thuật nuôi, tăng cường ý thức bảo vệ môi trường, học được cách phòng tránh dịch bệnh và nâng cao trách nhiệm với quản lý cộng đồng dân cư trên địa bàn NTTS.

Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, nhằm nâng cao trình độ quản lý, tiếp nhận nhanh chóng những công nghệ mới trong lĩnh vực nuôi trồng, sản xuất con giống và xử lý các việc khác, hỗ trợ người nuôi hướng tới cải cách lĩnh vực NTTS. Ngoài ra, nâng cao quyền làm chủ của người nuôi, ý thức trách nhiệm với cộng đồng, thực hiện tốt những chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người nuôi trồng, kêu gọi nhiều thành phần kinh tế khác cùng tham gia phát triển ngành NTTS, trong khai thác tiềm năng thổ nhưỡng một cách có hiệu quả, gắn đối tượng nuôi với công nghệ mới, đầu tư phát triển công nghệ tiên tiến trong sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng nuôi trồng, đáp ứng yêu cầu đổi mới và ứng dụng công nghệ phù hợp với tiêu chuẩn tiêu dùng của các nước nhập khẩu…

Nhìn chung, lợi thế cạnh tranh của NTTS dựa trên nguyên tắc khai thác triệt để nguồn lợi thổ nhưỡng, lợi thế vị trí vùng, ưu điểm mặt nước biển, sông, hồ… và một yếu tố khác như nguồn nhân lực. Vấn đề là phải biết kết hợp tất cả các yếu tố trên để tạo ra một lợi thế riêng của nước ta. Hơn nữa, để đáp ứng nhu cầu thị trường, sản phẩm NTTS Việt Nam phải ổn định về chất lượng, an toàn, không có dư lượng kháng sinh, có thương hiệu, nhãn mác và uy tín với người tiêu dùng nước ngoài.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở khu vực nam trung bộ (Trang 120 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)