Nuôi trồng thuỷ sản liên quan đến sinh trưởng của các loài thuỷ sinh.
Đối tượng NTTS là các loài sinh vật sinh trưởng và phát triển dưới nước (động vật: cá, tôm… thực vật: rong, tảo,…) thuỷ sinh. Mặc dù diện tích sông, suối, ao hồ và biển trên trái đất khá lớn, nhưng mặt đất có nước có thể khai thác làm môi trường nuôi sống thuỷ sản không có nhiều. Chính vì vậy, ngay từ những bước đầu tiên phát triển ngành này, vấn đề tài nguyên hữu hạn đã là đặc điểm nổi bật của ngành NTTS. Để khắc phục, người ta đã phải nghiên cứu nhiều biện pháp TC. Nhưng khả năng TC trong NTTS vấp phải những trở ngại sau đây:
Thứ nhất, sinh vật nuôi trồng, dù đã được lai tạo bằng nhiều kỹ thuật hiện
đại, vẫn phải trải qua quá trình sinh trưởng nhất định trong một khoảng thời gian nào đó. Do đó, với một diện tích mặt nước có hạn, với khoảng thời gian sinh trưởng cần thiết, NTTS không thể tăng sản lượng nhanh và nhiều trong một đơn vị thời gian, ngay cả khi nuôi công nghiệp. Hơn nữa, nếu các kỹ thuật hiện đại cố gắng rút ngắn thời gian, đưa vào ứng dụng các kỹ thuật chế biến thức ăn chất lượng cao, kích thích tăng trưởng cho phép tăng sản lượng trên đơn vị diện tích và trong một đơn vị thời gian, thì nó lại làm nảy sinh các vấn đề đi ngược lại mục đích của NTTS là giảm chất lượng sản phẩm, có nguy cơ gây mất cân bằng sinh học ở những người tiêu dùng sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng kỹ thuật cao.
Thứ hai, như mọi loại sinh vật khác, thuỷ sinh phụ thuộc rất lớn vào khí
hậu trái đất. Những biến đổi khí hậu không theo quy luật truyền thống có thể làm thuỷ sinh chết hàng loạt mà những kỹ thuật nuôi trồng đã biết hầu như bất lực. Ví dụ, hạn hán bất thường, bão lũ, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều có thể xoá sạch thành quả lao động của người NTTS. Trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay, những rủi ro từ thiên tai càng đe doạ ở mức độ lớn ngành NTTS.
Thứ ba, số loại thuỷ sinh con người có thể thuần dưỡng và nuôi trồng
không nhiều. Nhiều loại thuỷ sinh, có chất lượng cao, có nhu cầu lớn không thể nuôi trồng do không thể tạo được các điều kiện thích hợp với chúng. Chính vì thế, chủng loại sản phẩm nuôi trồng không phong phú, nếu tăng sản lượng nuôi
trồng sẽ có nguy cơ cung vượt cầu tại thời điểm thu hoạch thích hợp khiến giá cả giảm, làm tổn hại đến người nuôi trồng. Sản phẩm của NTTS khó dự trữ, nếu có thể dự trữ thì chất lượng sản phẩm giảm, chi phí dự trữ cao (kho đông lạnh hoặc sấy khô). Vì thế quy hoạch và kiểm soát NTTS ở quy mô sản lượng hợp lý là điều kiện quan trọng để ngành NTTS có thể thu được hiệu quả kinh tế hợp lý.
Tóm lại, NTTS phụ thuộc vào môi trường nước, môi trường đất, môi trường không khí. Những tác động của môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy trong NTTS phải quan tâm bảo vệ, cải tạo môi trường nhất là môi trường nước.
Nuôi trồng thuỷ sản đòi hỏi kỹ thuật khá phức tạp.
Loài người được thụ hưởng thành quả của thiên nhiên có sẵn, đó là các loài thuỷ sinh sinh trưởng tự nhiên trong các sông, suối, ao hồ, biển cả. Trong nhiều thế kỷ qua, loài người đã quen đánh bắt và tiêu dùng các loại thuỷ sinh đó. Thậm chí, một bộ phận không nhỏ dân cư trên trái đất đã sinh sống bằng nghề khai thác thuỷ sản tự nhiên. Khoa học thuỷ sản đã xuất hiện nhiều năm trước đây, nhưng còn chưa đủ sức phủ lấp các khoảng trống tri thức về các loại thuỷ sinh và môi trường sống của chúng. Chúng ta cũng chưa am tường về quy trình sinh trưởng, đặc điểm sinh lý của nhiều loài thuỷ sinh có trong tự nhiên. Chính vì vậy, làm chủ kỹ thuật NTTS là một nhiệm vụ khó khăn đối với người hành nghề này.
Ngay cả đối với các chủng loại thuỷ sản đã được nuôi trồng phổ biến như cá hồi, cá chép, cá rô phi, tôm sú, tôm thẻ, tôm hùm, hàu, ngao, cua… tri thức và kỹ thuật phục vụ nuôi trồng vẫn còn hạn hẹp. Người nuôi và các cơ sở nghiên cứu vẫn bó tay trước một số bệnh của vật nuôi. Việc tìm kiếm môi trường và hình thức nuôi phù hợp với các loại thuỷ sản có thể nuôi trồng vẫn còn nhiều việc phải làm. Những kỹ thuật tạo giống mới và chế biến thức ăn gặp trở ngại về chất lượng và an toàn vệ sinh của sản phẩm. Những vấn đề về xử lý môi trường nuôi hài hoà với môi trường sinh thái của địa phương cũng đòi hỏi nhiều kỹ thuật và công nghệ phức tạp. Đối tượng NTTS là sinh vật dễ bị dịch bệnh làm
ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, và hiệu quả, do đó có nguy cơ phát sinh những bất lợi cho nuôi trồng, cho sức khoẻ của con người mà người nuôi trồng buộc phải hoá giải.
Do có những đặc điểm như vậy nên, mặc dù đối tượng NTTS có nhu cầu và tiềm năng lớn, nhưng để phát triển NTTS một cách bền vững lại là vấn đề không đơn giản.
Nuôi trồng thuỷ sản là ngành có tỷ trọng hàng hoá cao nhưng mức độ rủi ro lớn.
Đặc điểm sản phẩm của NTTS XK là sản phẩm tươi sống, phần lớn là sản phẩm thực phẩm đáp ứng tiêu dùng hàng ngày của con người. Sản phẩm NTTS khó bảo quản, khó vận chuyển. Chính vì vậy người NTTS phải quan tâm đến bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo yêu cầu chất lượng và ATVSTP. Các khu nuôi trồng phải gắn liền với quy hoạch các khu vực chế biến bảo quản, vận chuyển sản phẩm, trong đó cần quan tâm nhất đến khâu chế biến sản phẩm tại chỗ. Trong phát triển sản xuất ngành thuỷ sản, ngày nay phải quan tâm phát triển theo chuỗi giá trị sản phẩm:
Người nuôi trồng > Người thu gom > Người chế biến > người tiêu thụ sản phẩm (xuất khẩu).
Sơ đồ 2.1: Chu trình khép kín của một quá trình hoạt động nuôi trồng thuỷ sản
Thức ăn phục vụ cho NTTS Con giống thuỷ sản Vận hành hoạt động NTTS Thuốc, hoá chất cho NTTS Thu gom,
Việc tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản XK phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu và văn hoá ẩm thực của từng nước khác nhau. Hơn nữa, các quốc gia đều sử dụng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật để bảo hộ sản phẩm trong nước một cách tinh vi. Vì thế, tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản, nhất là xuất khẩu, thường gặp nhiều khó khăn, chi phí lớn hơn các loại hàng hoá khác.
Ngoài ra, người tiêu dùng rất khó tính. Ngay cả khi đã quen dùng một loại sản phẩm thuỷ sản nào đó, nhưng chỉ cần một thông tin không tốt về sản phẩm hoặc sản phẩm đó ảnh hưởng đến sức khoẻ, khách hàng có thể từ chối ngay và sử dụng sản phẩm khác để thay thế. Đó còn chưa kể tâm lý bảo hộ có tính phổ biến thông qua chính sách ưu tiên tiêu dùng sản phẩm quốc nội của chính phủ. Tập hợp tất cả những yếu tố trên, ta thấy kinh doanh ngành NTTS tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Nuôi trồng thuỷ sản là hoạt động nông nghiệp có khả năng công nghiệp hoá cao.
NTTS có thể tận dụng mặt nước biển, sông, suối, ao hồ nên không cạnh tranh diện tích đất liền với các ngành công nghiệp và nông nghiệp khác. Đây là một lợi thế rất lớn đối với các quốc gia có bình quân diện tích đất liền trên đầu người thấp như Việt Nam. Nhờ phát triển NTTS các quốc gia có khả năng tạo thêm công ăn việc làm cho dân cư mà không làm nông dân mất ruộng. Hơn nữa, NTTS có tác dụng lan toả, kéo theo sự phát triển của các ngành sản xuất đầu vào cho nó và cung cấp việc làm cho lĩnh vực chế biến, tiêu thụ, vận chuyển hàng hoá thuỷ sản.
Bản thân NTTS có khả năng áp dụng phương thức sản xuất công nghiệp ở mức độ cao. Các mô hình nuôi công nghiệp cho phép ứng dụng không chỉ quy trình nuôi chủ động, mà còn cho phép tạo ra các sản phẩm đồng nhất, chất lượng cao. Tuy nhiên, nuôi công nghiệp đòi hỏi đầu tư lớn và có một thị trường tương đối ổn định. Ngày nay, khi công nghệ sinh học có những bước tiến bộ mới, nuôi trồng theo hình thức công nghiệp không những cho phép cung ứng sản phẩm chủ
động theo nhu cầu thị trường, mà còn đa dạng hoá các chủng loại thuỷ sinh có thể nuôi trồng công nghiệp.