- Đẩy mạnh hỗ trợ khoa học, công nghệ và đào tạo
1 2003 3 2 Các thông số về môi trường nước cấp và nước
4.2.5. Giải pháp hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu
xuất khẩu
Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực NTTS, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Tăng cường các hình thức đào tạo ngắn hạn phù hợp với trình độ, tập quán của lao động nghề cá, nhằm đáp ứng yêu cầu trong quá trình CNH, HĐH. Cụ thể, cần mở rộng phạm vi đào tạo cán bộ có trình độ đại học trong các lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ nuôi như ngư y, khuyến ngư và phát triển nông thôn.
Nhà nước hỗ trợ công tác đào tạo, bổ sung kiến thức và các loại tiêu chuẩn chất lượng của các thị trường nhập khẩu trên thế giới về hàng hóa NTTS, cũng như những quy định của các tổ chức quốc tế như WTO, hay các cam kết hội nhập của Việt Nam đối với các hoạt động cũng như mức độ bảo hộ của các mặt hàng cụ thể cho người NTTS.
Từ kinh nghiệm của Trung Quốc, có thể học hỏi và áp dụng cho khu vực Nam Trung Bộ. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng, có tay nghề trong NTTS, chấp hành tốt các quy trình, quy phạm trong quá trình học tập để nâng cao về chuyên môn nhằm quản lý tốt và phát triển khả năng nuôi trồng trong khu vực. Nhằm khuyến khích các nhà khoa học và kỹ thuật viên làm việc với ngư dân và người NTTS XK theo chính sách ưu đãi của Chính phủ. Chính phủ hỗ trợ cho người NTTS XK bằng cách đặt hàng cho các trường, các viện nghiên cứu, trạm thực nghiệm cho việc lai tạo giống để thường xuyên cung cấp giống cho NTTS xuất khẩu.
Thường xuyên mở những lớp đào tạo ngắn ngày về huấn luyện, hướng dẫn kỹ thuật, hoặc tổ chức triển khai một số chương trình hỗ trợ nông dân nuôi thuỷ sản do các tổ chức nước ngoài tài trợ cho NTTS.
Tiếp tục hỗ trợ xây dựng các mô hình khuyến ngư, nhân rộng các mô hình tốt trong sản xuất; thực hiện tốt các chính sách khuyến khích các nhà khoa học trong và ngoài ngành chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất có năng suất, chất lượng và hiệu quả. Thành lập các trạm khuyến ngư cấp huyện ở tất cả các huyện trong vùng, ở các xã nên có đội kỹ thuật thuỷ sản và cán bộ khuyến ngư, mỗi ấp nên có một mô hình trình diễn mẫu cho nhân dân làm theo. Tăng cường đáng kể nhân viên khuyến ngư được huấn luyện có bài bản và thường xuyên được đổi mới kiến thức, các nhân viên này vừa có nhiệm vụ hướng dẫn vừa có nhiệm vụ theo dõi môi trường, chất lượng nước và tình hình sức khoẻ tôm, cá ở địa bàn hoạt động của mình (<100 ha). Chi phí cho nhân viên khuyến ngư (có thể chọn từ nông dân sản xuất giỏi) do người nuôi đóng góp, có sự hỗ trợ một phần từ chính quyền địa phương. Cần xây dựng Chương trình khuyến ngư ở các đài truyền thanh và truyền hình địa phương, lắp đặt hệ thống truyền thanh và tăng cường các biện pháp truyền thông như: bản tin nhanh, loa phóng thanh công cộng, vô tuyến địa phương theo giờ hàng ngày truyền bá kiến thức thông tin về công nghệ và kỹ thuật NTTS. Thành lập hoặc củng cố các chi hội nuôi thuỷ sản để nhanh chóng thu thập thông tin từ cơ sở và phản hồi cũng như tham gia công tác khuyến ngư và tín dụng cho các hội viên.