Vai trò của nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở khu vực nam trung bộ (Trang 37)

Nuôi trồng thuỷ sản cung cấp thực phẩm giàu dinh dưỡng, nguồn nguyên liệu cho nhà máy và góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu.

NTTS là nguồn cung cấp thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hoá cho con người. Sản phẩm của NTTS là dược liệu cung cấp cho ngành dược phẩm.

Ở nước ta nếu như trước thời kỳ đổi mới, ngành thuỷ sản mới đóng góp không đáng kể vào GDP và kim ngạch xuất khẩu, thì 12 năm trở lại đây, phần đóng góp của thuỷ sản đã tăng lên rõ rệt. Giai đoạn 2001-2012 ngành thuỷ sản đóng góp khoảng 3,1 - 3,7% GDP. Trong thành tích chung của ngành thuỷ sản có phần đóng góp đáng kể của NTTS. Năm 2011 tổng sản lượng thuỷ sản đạt trên 5,2 triệu tấn (tăng gấp 5,1 lần so 1990, bình quân tăng 8,49%/năm); sản lượng nuôi trồng đạt 3 triệu tấn (tăng gấp 9,7 lần so 1990, bình quân tăng 12,02%/năm). Hàng thuỷ sản Việt Nam đã có mặt trên 164 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Kim ngạch XK năm 2011 đạt trên 6,11 tỷ USD (tăng gấp 29,8 lần so năm 1990, bình quân tăng 18,5 %/năm). Đặc biệt Tôm và cá tra là hai mặt hàng XK chủ lực trong nhiều năm, năm 2011 đạt kim ngạch XK tôm là 2,39 tỷ USD và cá tra là 1,8 tỷ USD [7, tr.12]. Trong tương lai, ngành thuỷ sản nói chung, NTTS nói riêng còn đóng góp nhiều hơn nữa vào nền kinh tế.

Phát triển NTTS góp phần sử dụng hợp lý, có hiệu quả diện tích mặt nước, đất cát ven biển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Sự phát triển của ngành thuỷ sản và sử dụng hợp lý đã góp phần đưa 43 xã bãi ngang ven biển đặc biệt khó khăn ra khỏi danh sách xã nghèo [7, tr.19]. Các dự án đầu tư NTTS ở vùng nông thôn ven biển và những vùng đất khô cằn hoặc bị ngập mặn không thể làm nông nghiệp đã góp phần tăng thu nhập cho người nghèo. Những năm gần đây, có rất nhiều vùng trên cả nước đã thay da đổi thịt một cách nhanh chóng do người nông dân chấp nhận chuyển đất trồng lúa hoặc

vùng trũng sang NTTS. NTTS tạo công ăn việc làm cho nông dân, giúp nông dân thoát đói, nghèo, từng bước tiến đến cuộc sống đầy đủ, ổn định và có điều kiện thích nghi với sự phát triển kinh tế thị trường.

Phát triển nuôi trồng thuỷ sản góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

NTTS theo hình thức TC và công nghiệp khuyến khích phát triển mạnh mẽ các cơ sở kinh doanh dịch vụ cho NTTS như cơ sở chế biến thức ăn, thuốc phòng dịch, tiêu thụ, chế biến thuỷ sản… Bản thân ngành NTTS cũng tự mình tiến hành công nghiệp hoá thông qua việc ứng dụng công nghệ sinh học và phương thức nuôi chủ động, theo quy trình công nghiệp. Nhờ phát triển mạnh mẽ NTTS, cơ sở hạ tầng đi kèm như đường xã, điện, bưu chính, ngân hàng cũng theo về đặt trụ sở ở nông thôn, tạo điều kiện cho cư dân nông thôn thụ hưởng các tiện ích của xã hội hiện đại. Chính sách khuyến khích đầu tư vào thuỷ sản của Nhà nước cũng hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các DN nhanh chóng đưa khoa học, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến vào trong nuôi trồng và ứng dụng rộng rãi, nhờ đó thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo cơ sở đưa nông thôn và nông dân từng bước tiến lên hiện đại.

Phát triển nuôi trồng thuỷ sản góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế.

Phát triển NTTS thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế như DN Nhà nước, các công ty tư nhân, các liên doanh... Đặc biệt sự tham gia với số lượng lớn của các hộ gia đình nông thôn vào NTTS đã thúc đẩy sự phát triển của không chỉ kinh tế tư nhân, mà còn đóng góp vào sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực. Bình quân giai đoạn 2001-2010 ngành thuỷ sản giải quyết việc làm cho khoảng 150.000 lao động/năm (trong đó NTTS chiếm 40,52%). Phát triển NTTS theo hướng bền vững cũng kéo theo sự phát triển ngành dịch vụ và công nghiệp phụ trợ như mua bán kinh doanh nguyên liệu, các cơ sở chế biến `thuỷ sản XK và các dịch vụ vận tải, các dịch vụ bán thức ăn, hoá chất, thuốc,... qua đó xuất hiện nhiều loại việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn. Đầu tư nhằm phát triển NTTS XK đã góp phần thay đổi bộ mặt kinh

tế nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đưa nền kinh tế Việt Nam tiến tới một cơ cấu bền vững và tiến bộ hơn.

Bảng 2.1: So sánh một số chỉ tiêu ngành thuỷ sản giai đoạn 2006 - 2010

TT Nội dung ĐVT Chi tiêu quy

hoạch đến 2010

Đã tổng hợp đến 2010

So sánh (%)

Một phần của tài liệu Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở khu vực nam trung bộ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)