- Đẩy mạnh hỗ trợ khoa học, công nghệ và đào tạo
1 2003 3 2 Các thông số về môi trường nước cấp và nước
4.2.1. Hỗ trợ xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu ở khu vực Nam Trung Bộ
THUỶ SẢN XUẤT KHẨU Ở KHU VỰC NAM TRUNG BỘ
4.2.1. Hỗ trợ xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu ở khu vực Nam Trung Bộ trồng thuỷ sản xuất khẩu ở khu vực Nam Trung Bộ
Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch NTTS thời gian qua ở nước ta nói chung và các tỉnh Nam Trung Bộ nói riêng có liên quan đến thực hiện chính sách giao ruộng đất lâu năm cho người nuôi trồng. Tác động của chính sách rất tốt với người dân, tạo nên tâm lý yên tâm ổn định công việc lâu dài. Mặt khác đối với sử dụng mặt nước để NTTS cần phải được xem xét, nhất là trong quyền sở hữu mặt nước để người NTTS có điều kiện vay thế chấp ngân hàng [90, tr.32].
Tuy nhiên để hướng đến NTTS XK theo hướng bền vững, các tỉnh Nam Trung Bộ cần điều chỉnh và xây dựng quy hoạch mới, quy hoạch tổng thể phát triển NTTS, quy hoạch khu vực, vùng cát, đầm phá, ven đảo và dựa vào thổ nhưỡng xác định đối tượng nuôi, bên cạnh khu vực nuôi, nghiên cứu quy hoạch khu vực sản xuất giống tập trung, sao cho phân bổ các nơi, thuận tiện nhất và quy hoạch hệ thống sản xuất thức ăn và các dịch vụ phục vụ cho NTTS.
Mặt khác, quy hoạch các khu vực NTTS XK cần phải tập trung, quy mô phù hợp với tiềm năng đất đai của địa phương, khuyến khích nông dân dồn điền, đổi thửa chuyển nhượng đất đai để tăng quy mô diện tích nuôi trồng của mỗi hộ. Khuyến khích phát triển nuôi trồng quy mô lớn, đầu tư đồng bộ theo hướng TC. Đặc biệt khi hoạch vùng NTTS XK phải tính đến yếu tố thuỷ lợi nhằm đảm bảo cung cấp nước. Do đó cần quy hoạch thuỷ lợi đa mục tiêu cho vùng Nam Trung Bộ, việc quy hoạch thuỷ lợi phải được đặc trong một tổng thể rộng hơn có liên hệ hài hoà giữa các ngành và các địa phương trong sử dụng nước sản xuất nông nghiệp - thuỷ sản,… Cần có ngay các phương án quy hoạch tổng thể cho vùng, trong đó NTTS XK là một ngành kinh tế chủ lực. Quy hoạch phát triển NTTS XK bền vững trên cơ sở phân vùng sinh thái nước ngọt, nước mặn, nước lợ,… Có kế hoạch tái tạo rừng phòng hộ đến một diện tích đủ rộng có tác dụng như một hệ thống lọc tự nhiên để xử lý ô nhiễm môi trường. Tăng cường năng lực hệ
thống giám sát môi trường phục vụ NTTS, phối hợp liên ngành, xuyên biến giới trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Chỉnh sửa và xây dựng chính sách sử dụng đất và mặt nước, chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản cho các khu NTTS TC tập trung, khu sản xuất giống tập trung, xây dựng chính sách hỗ trợ đền bù để xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho khu vực nuôi trồng. Xây dựng chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển NTTS.
Tại khu vực Nam Trung Bộ, tôm sú, tôm thẻ chân trắng phải được coi là chủ lực và một số thành phần khác như cá mú, cá chẽm, cá hồng, tôm hùm, nghêu, vẹm xanh, ốc hương,… tất cả các thành phần trên đều được nuôi trong đầm, phá, vịnh,… nhưng với các loại thuỷ sản có giá trị như tôm sú, thẻ chân trắng cần phải đặc biệt quan tâm vì hiệu quả kinh tế đêm lại cao. Nếu các hộ nuôi hợp tác cộng đồng, thực hiện tất cả các quy trình hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, đồng thời thực hiện nghiêm ngặt mua tôm những trung tâm đảm bảo và thả giống đúng vụ, kết quả sẽ rất khả quan và khử ao, hồ,… đúng quy trình và không nên ham lợi thả dày, thực hiện sai quy trình dẫn đến thất bại và ảnh hưởng những nông hộ xung quanh.
Sau khi quy hoạch phát triển NTTS vùng được phê duyệt, cần khẩn trương tiến hành phổ biến rộng rãi cho các cấp chính quyền các tỉnh, thành phố trong vùng; chỉ đạo rà soát quy hoạch của địa phương phù hợp với quy hoạch vùng; đồng thời tiến hành ngay việc bố trí vốn để quy hoạch cho từng tỉnh, thành phố, từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuỷ sản cho những tỉnh, thành phố chưa có quy hoạch đến năm 2020; khẩn trương xây dựng các dự án khả thi để trình các cấp chính quyền phê duyệt. Các hoạt động quy hoạch trung hạn của các tỉnh, thành phố nên tập trung vào việc hỗ trợ quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất, xây dựng các vùng nuôi thuỷ sản hàng hoá tập trung. Phân công trách nhiệm của các ban ngành đối với việc triển khai thực hiện quy hoạch:
1. Bộ NN&PTNT cần thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện quy hoạch phát triển NTTS vùng Nam Trung Bộ để phối hợp, chỉ đạo các địa phương nhanh
chóng tiến hành rà soát quy hoạch của mỗi tỉnh, thành và xây dựng các dự án kêu gọi đầu tư đồng thời nắm bắt thông tin, kịp thời điều chỉnh quy hoạch theo từng thời kỳ thực hiện.
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo triển khai thực hiện theo quy hoạch được duyệt, đồng thời chỉ đạo định kỳ đánh giá việc thực hiện quy hoạch để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với tình hình biến đổi của thị trường và kinh tế - chính trị - xã hội trong nước và thế giới.
3. Sở Thuỷ sản/Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan chỉ đạo các địa phương, các DN trong tỉnh, thành phố lập quy hoạch chi tiết, kế hoạch và các dự án phát triển NTTS và đưa ra các biện pháp đảm bảo phát triển bền vững, an toàn. Đồng thời, các cơ quan khuyến ngư, khuyến nông các tỉnh cũng cần phối hợp với các trường đại học, cao đẳng và đào tạo nghề trong vùng để phối hợp thực hiện các giải pháp liên quan đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho phát triển NTTS.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp huyện và xã huy động, bố trí các nguồn lực phối hợp với các cơ quan chuyên ngành tổ chức xây dựng các quy hoạch chi tiết và các dự án cụ thể để phát triển thuỷ sản ở địa phương trên tinh thần tuân thủ quy hoạch chung.
5. Các Sở, Ban, ngành liên quan tuỳ theo chức năng và nhiệm vụ của mình phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh và Sở Thuỷ sản/Sở NN&PTNT trong triển khai thực hiện quy hoạch.