Kinh nghiệm hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu của Thái Lan

Một phần của tài liệu Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở khu vực nam trung bộ (Trang 65 - 69)

- Đẩy mạnh hỗ trợ khoa học, công nghệ và đào tạo

2.3.1.3. Kinh nghiệm hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu của Thái Lan

Thái Lan là một trong những quốc gia có sản lượng NTTS XK tăng liên tục những năm gần đây. Nếu như năm 1990 Thái Lan mới nuôi được 250.000 tấn thuỷ sản thì đến năm 2007, con số này là 1.400.000 tấn. Thái Lan là nhà sản xuất tôm lớn thứ hai trên thế giới, sau Trung Quốc, năm 2011, Thái Lan đã sản xuất 553.200 tấn tôm. Theo thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), năm 2012 Thái Lan đứng thứ 11 thế giới về XKTS nguyên liệu, chiếm 3% thị phần

của thế giới. Hiện Thái Lan có hơn 20.000 trang trại sản xuất tôm chất lượng cao với giá cả cạnh tranh. Năng lực sản xuất này đã làm cho Thái Lan trở thành nhà tiên phong trên toàn cầu trong lĩnh vực nuôi tôm XK [69].

Sự thành công trong XKTS nói chung và ngành NTTS XK nói riêng của Thái Lan một phần là do những nỗ lực đáng kể của Chính phủ Thái Lan. Trong việc hỗ trợ người NTTS XK đảm bảo được các tiêu chuẩn, đáp ứng những kỳ vọng của thị trường quốc tế về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội và các quy định về lao động... trong sản xuất và chế biến. Cụ thể,

- Chính phủ Thái Lan đã thực hiện quản lý chất lượng thức ăn NTTS XK khá tốt. Với chính sách an toàn thực phẩm thuỷ sản, Thái Lan đã đẩy mạnh chiến lược truy xuất nguồn gốc thực phẩm từ trại nuôi đến bàn ăn. Thức ăn trong NTTS phải được đảm bảo chất lượng và đáp ứng nhu cầu an toàn thực phẩm. Ðể đảm bảo điều này, trách nhiệm quản lý chất lượng thức ăn được ghi rõ là trách nhiệm của Viện Nghiên cứu thức ăn nội địa và Phòng Nghiên cứu và Phát triển thuỷ sản nước ngọt thuộc Cục Thuỷ sản Thái Lan (DoF). Ngoài ra, Chính phủ còn khuyến khích sự hợp tác của khu vực tư nhân trong quản lý chất lượng thức ăn nuôi thuỷ sản.

- Cục Thuỷ sản chịu trách nhiệm cấp giấy phép chứng nhận đối với tất cả thức ăn nuôi thuỷ sản công nghiệp. Tất cả các công thức làm thức ăn phải được đăng ký xin cấp phép. Sau khi đánh giá công thức thức ăn và kiểm tra các phương tiện sản xuất thì Cục mới cấp giấy phép sản xuất. Mỗi một công thức thức ăn sẽ được cấp một mã số hàng hoá riêng để sử dụng trên bao bì sản phẩm.

- Cục Thuỷ sản thực hiện các chương trình quản lý thanh tra các nhà máy. Thường xuyên lấy mẫu thức ăn từ nhà máy và kho hàng để phân tích. Ngoài ra, cũng kiểm tra cả thức ăn từ các trại nuôi và cũng lấy mẫu phân tích. Thông qua hệ thống kiểm tra, Cục Thuỷ sản có trách nhiệm quản lý chất lượng thức ăn nuôi được sản xuất phù hợp với các đối tượng nuôi tôm biển, tôm nước ngọt, cá trê, cá nước ngọt ăn thực vật thuỷ sinh, cá nước ngọt ăn thịt động vật,

rùa và ếch. Các thức ăn sản xuất phải đúng với các công thức đã được đăng ký. Các thức ăn này sẽ được kiểm tra theo tỷ lệ phần trăm prôtêin thô, chất béo thô, chất xơ và độ ẩm trong nguyên liệu. Các cơ quan thuỷ sản và các cán bộ chuyên trách ở địa phương cũng có trách nhiệm thực hiện các chương trình kiểm soát này.

- Các trại nuôi ở Thái Lan cũng có trách nhiệm trong việc truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm NTTS. Trách nhiệm của các nhà sản xuất thức ăn ở Thái Lan là phải sử dụng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế như Quy tắc ứng xử trong NTTS (CoC) và thực tiễn nuôi tốt (GAP). Trước khi xuất khẩu, đặc biệt đối với mặt hàng tôm biển, theo quy định của Chính phủ Thái Lan, Phòng Kiểm nghiệm Trung ương phải chịu trách nhiệm kiểm tra dư lượng các chất bằng việc sử dụng các thiết bị LC-MSMS. Thái Lan là nước đi đầu ở Ðông Nam Á về áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như hệ tiêu chuẩn thực tiễn sản xuất tốt (GMP) và HACCP.

- Chương trình kiểm soát dư lượng chất độc hại trong NTTS được xây dựng theo tiêu chuẩn EU, nhằm loại bỏ việc sử dụng hoá chất và kháng sinh cấm trong NTTS. Chương trình truy xuất nguồn gốc từ trại nuôi tới nhà máy chế biến thông qua hồ sơ vận chuyển. Việc vận chuyển tôm giống từ trại giống đến vùng nuôi và vận chuyển tôm nguyên liệu từ vùng nuôi đến nhà máy chế biến phải ghi rõ thông tin thời gian, địa điểm, mã số... trong hồ sơ vận chuyển. Chương trình kiểm tra điều kiện sản xuất nhà máy chế biến thuỷ sản yêu cầu các nhà máy áp dụng GMP/HACCP. Chính quyền các cấp ở Thái Lan tiến hành thanh tra toàn diện quy trình chế biến của nhà máy ít nhất 2 lần/năm. Sử dụng hồ sơ vận chuyển cho việc truy xuất nguồn gốc tại nhà máy chế biến…

Như vậy, bằng các chính sách phù hợp như: không quá chú trọng tăng diện tích nuôi, chủ yếu tập trung phát triển con giống sạch bệnh, quản lý môi trường nuôi tốt, tái sử dụng nguồn nước, xử lý bùn thải phát sinh trong khi nuôi, ngành NTTS XK Thái Lan đã có cuộc cách mạng lớn, không chỉ nhằm đảm bảo nghề NTTS XK phát triển ổn định mà còn làm cho sản lượng NTTS XK không ngừng tăng.

- Ngoài các biện pháp kể trên, Chính phủ Thái Lan thường mua tạm trữ để giữ giá thuỷ sản trong nước nhằm hỗ trợ các hộ NTTS xuất khẩu. Trong năm 2009, Thái Lan chi 1.4 tỷ bạt để giữ giá tôm. Tuy nhiên, số tôm này không thể bán ra thị trường do hầu hết bị hỏng trong quá trình bảo quản. Poj Aramwattananon, Chủ tịch danh dự của Hiệp hội Thực phẩm đông lạnh Thái Lan cho rằng, Chính phủ chưa có kế hoạch bền vững để ổn định giá tôm trên thị trường. Các chính sách bảo trợ sẽ chỉ đem lại lợi ích cho một nhóm nhỏ nông dân và thương nhân, nhưng ảnh hưởng đến ngân sách chung. Ông cho rằng giá giảm do nhu cầu giảm bị tác động suy thoái kinh tế tại các thị trường nhập khẩu tôm lớn trong khi nguồn cung trên thị trường tăng. Trong bối cảnh như vậy biện pháp tạm trữ tỏ ra không hiệu quả.

Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan cũng hỗ trợ xúc tiến thương mại cho XKTS. Những năm gần đây, trước thực trạng XK sụt giảm, Phòng Thương mại Thái yêu cầu các công ty trong nước phải tìm kiếm nhiều cơ hội XK mới tại các thị trường như Ấn Độ, Nga, Trung Đông. Tháng 2/2009, Phòng Thương mại Thái đã cử các phái đoàn thương mại sang Pêru, Áchentina, Braxin, và Chilê để tìm kiếm các nguồn cung nguyên liệu mới cho ngành thuỷ sản nước này như cá hồi Chilê… để giúp các công ty chế biến thuỷ sản đang ở trong tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng.

Dù đạt được một số thành công, ngành NTTS XK của Thái Lan cũng gặp một số trở ngại. Hiện nay, dư nợ của ngành NTTS XK Thái Lan đang ở mức cảnh báo do dịch bệnh làm cho các chủ trại thua lỗ. Chính phủ và các cơ quan liên quan đã rất nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh lây lan cũng như hỗ trợ con giống cho người nuôi tôm nhưng chưa giải quyết dứt điểm vấn đề này. Nhiều hộ nuôi tôm không còn đủ vốn để tiếp tục sản xuất.

Tình trạng căng thẳng về nguyên liệu cung cấp cho các cơ sở chế biến. Năm 2012, nhập siêu thuỷ sản nguyên liệu của Thái Lan là 33,5 triệu USD và giá trị nhập khẩu tăng 13% so với năm trước, đạt gần 2,9 tỷ USD, trong khi tỷ lệ tăng trung bình nhập khẩu trong 5 năm là 8% [69].

Một phần của tài liệu Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở khu vực nam trung bộ (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)