Một số bài học rút ra về hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu cho khu vực Nam Trung Bộ

Một phần của tài liệu Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở khu vực nam trung bộ (Trang 70 - 73)

- Đẩy mạnh hỗ trợ khoa học, công nghệ và đào tạo

2.3.3. Một số bài học rút ra về hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu cho khu vực Nam Trung Bộ

cho khu vực Nam Trung Bộ

Qua kinh nghiệm của các nước kể trên, và một số tỉnh thuộc vùng Nam Bộ có thể rút ra cho các tỉnh Nam Trung Bộ một số bài học về hỗ trợ NTTS XK như sau:

Thứ nhất, cần coi trọng NTTS, nhất là đối với một nước có nhiều tiềm

năng như nước ta, coi NTTS là một trong những khâu then chốt của nền kinh tế. Kinh nghiệm này đã được thực tế của các nước rất khác nhau như Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ chứng minh. Hơn nữa, khi sản lượng khai thác ngày càng

hạn chế so với nhu cầu của thế giới và khai thác hải sản đang đứng trước nguy cơ chi phí tăng cao do phải đánh bắt xa bờ và yêu cầu ngày càng cao của các nước nhập khẩu về bảo vệ tài nguyên biển, thì NTTS XK là giải pháp thay thế đầy triển vọng. Tuy nhiên, việc NTTS trong nhiều năm tới vẫn do các hộ gia đình đảm nhiệm và thị trường thuỷ sản thế giới còn chứa đựng đầy rủi ro. Muốn phát triển ngành NTTS bền vững, muốn tăng sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm thuỷ sản trên thị trường thế giới, cần sự hỗ trợ của nhiều tổ chức dành cho hộ nuôi trồng.

Thứ hai, Nhà nước cần hỗ trợ theo nhiều phương thức đa dạng đối với hộ

NTTS XK sao cho phù hợp với các nguyên tắc thương mại quốc tế:

Một là, cần hỗ trợ cho người sản xuất nguyên liệu thuỷ sản XK thông qua

chính sách đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ cho hộ nuôi trồng. Muốn vậy, Nhà nước phải hỗ trợ các cơ sở nghiên cứu để tìm ra các loại giống thích hợp cho nuôi trồng ở địa phương, nghiên cứu quy trình kỹ thuật nuôi phù hợp với các loại giống đó, tổ chức tập huấn cho nông hộ, đồng thời hỗ trợ tư vấn khi cần thiết. Những nước thành công trong XKTS như Trung Quốc và Thái Lan đã rất chú trọng các hình thức hỗ trợ này.

Hai là, cơ quan quản lý ngành thuỷ sản cần triển khai chính sách ngành,

chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngành, hỗ trợ các chương trình bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ nguồn gien thuỷ sản địa phương, ứng dụng kỹ thuật cao để cải thiện chất lượng con giống và hỗ trợ sinh kế bền vững cho hộ nông dân NTTS.

Ba là, cần áp dụng và giám sát việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về chất

lượng sản phẩm thuỷ sản XK chế biến. Kinh nghiệm XK tôm của Thái Lan cho thấy, nhờ giám sát chặt chẽ chất lượng sản phẩm tôm XK nên Thái Lan rất ít khi bị điều tra về sản phẩm tôm mặc dù nước này XK một lượng lớn tôm vào các thị trường có tiêu chuẩn chất lượng khắt khe. Ngược lại với Thái Lan, Chính phủ Ấn Độ đã không kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm thuỷ sản XK nên bị một số nước tuyên bố loại sản phẩm thuỷ sản của Ấn Độ khỏi danh sách nhập khẩu vào nước họ.

Thứ ba, đi cùng với hỗ trợ, Nhà nước cần quản lý chặt chẽ lĩnh vực nuôi trồng và XKTS.

Biện pháp nhiều nước áp dụng là cấp phép NTTS để hạn chế tình trạng mở rộng quá mức diện tích nuôi trồng dẫn đến ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và khủng hoảng thừa. Trung Quốc là nước áp dụng biện pháp này khá thành công.

Kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm từ khâu thức ăn đến khâu nuôi trồng và chế biến cũng là việc làm cần thiết để khuyến khích XK sản phẩm sạch.

Thứ tư, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản

theo hướng TC và công nghệ cao.

Chính phủ Ấn Độ đã chủ trương kêu gọi nước ngoài đầu tư trực tiếp vào cơ sở hạ tầng, phân phối và kho lạnh bảo quản để giúp hộ NTTS và các nhà XK bảo quản tốt sản phẩm nhằm tăng giá bán trên thị trường quốc tế.

Các chính phủ đều hỗ trợ phát triển mạnh công nghiệp chế biến thuỷ sản và các dịch vụ liên quan. Nhờ phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản mà Trung Quốc và Thái Lan đã trở thành nhà XKTS lớn trước khi trở thành nhà sản xuất thuỷ sản lớn.

Thứ năm, các quốc gia cần đầu tư cho hoạt động xúc tiến thương mại

XKTS và hệ thống thông tin thống kê thuỷ sản. Đây là bài học dẫn đến thành công của Thái Lan và Trung Quốc. Nhờ đẩy mạnh xúc tiến thương mại qua nhiều hình thức như hội chợ, đoàn công tác nước ngoài… Thái Lan đã mở rộng được thị trường XKTS ra nhiều nước. Hệ thống thông tin đến tận quy trình nuôi của hộ gia đình cho phép kiểm tra chất lượng sản phẩm dễ dàng và đó là điều kiện để các nước tin tưởng nhập khẩu sản phẩm của Thái Lan.

Chương 3

Một phần của tài liệu Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở khu vực nam trung bộ (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)