Dự báo thị trường thuỷ sản thế giớ

Một phần của tài liệu Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở khu vực nam trung bộ (Trang 121 - 124)

- Đẩy mạnh hỗ trợ khoa học, công nghệ và đào tạo

1 2003 3 2 Các thông số về môi trường nước cấp và nước

4.1.1.2. Dự báo thị trường thuỷ sản thế giớ

Thực tế đã chứng minh rằng, thuỷ sản tự nhiên không đáp ứng đủ nhu cầu của cư dân ở nhiều nước. Vì vậy, nguồn nguyên liệu thuỷ sản nuôi trồng ngày càng đóng vai trò quan trọng. Đối với nước đang phát triển muốn thoát khỏi đói, nghèo, thì phải cố gắng xuất khẩu hàng hoá và thuỷ sản nuôi trồng sẽ trở thành mũi nhọn giúp cho nền kinh tế các nước đó vươn lên trong thương mại quốc tế, tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện công nghiệp hoá đất nước.

triển đa dạng, năng suất tăng nhanh, ứng dụng khoa học công nghệ ngày càng phổ biến…

Dự báo Chính phủ các nước ủng hộ các chương trình phát triển NTTS nhằm cải thiện mức sống cho người nông dân và sẽ tập trung hỗ trợ người NTTS ứng dụng công nghệ sinh học vào quá trình nuôi trồng. Vì thế, các sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng sẽ có thị trường nhập khẩu vào các nước thuận lợi.

Bảng 4.1: Dự báo lượng cung thuỷ sản toàn cầu đến năm 2020

ĐVT: Triệu tấn TT Hạng mục 2000 2005 2010 2011 2015 2020 Tổng cộng 134,57 152,70 166,52 169,40 184,01 201,50 Tỷ trọng % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 1 NTTS 41,27 57,81 71,29 88,46 107,85 130,98 Tỷ trọng % 30,67 37,86 42,81 52,22 58,61 65,00 2 KTTS 93,03 94,89 95,23 80,94 76,16 70,53 Tỷ trọng % 69,33 62,14 57,19 47,78 41,39 35,00 Nguồn:[82].

Cầu thuỷ sản: tuy cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu có làm cho sức tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu giảm, nhưng xu hướng giảm cũng khác nhau tuỳ theo sản phẩm, tuỳ theo thị trường và tuỳ theo thị hiếu. Các công trình nghiên cứu đều thừa nhận, trong tương lai nhu cầu về hàng hoá thuỷ sản có xu hướng ngày càng gia tăng bởi sản phẩm thuỷ sản là sản phẩm đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ của con người hơn các sản phẩm chăn nuôi truyền thống như gia cầm, súc vật… Chính vì vậy, dù có bị suy giảm nhu cầu do khủng hoảng tài chính, nhưng dự báo, mỗi gia đình đều có thể thay thế việc thoả mãn nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi bằng sản phẩm thuỷ sản.

Dự báo trong dài hạn, khoa học công nghệ sẽ đóng góp một phần quan trọng trong cuộc cách mạng thay đổi trang thiết bị hiện đại phù hợp với yêu cầu đổi mới kỹ thuật NTTS, do đó các sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu sẽ dễ dàng đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng của các nhà nhập khẩu. Điều dự báo này cho thấy, NTTS XK còn nhiều tiềm năng.

Bảng 4.2: Dự báo nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản toàn cầu đến năm 2020 TT Hạng mục Châu Phi Bắc Mỹ Caribê nam Mỹ Châu Á Châu Âu + Nga Châu đại dương Toàn cầu Tổng nhu cầu 10,97 11,43 26,13 130,84 28,17 9,64 217,19 Tỷ trọng % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 1 Phi thực phẩm 1,07 1,86 18,69 10,83 8,71 0,15 41,31 Tỷ trọng % 9,72 16,27 71,53 8,28 30,91 1,6 19,02 2 Thực phẩm 9,90 9,57 7,44 120,01 19,46 9,49 175,48 Tỷ trọng % 90,28 83,73 28,47 91,72 69,09 98,4 80,98 Nguồn: [82].

Dự báo khả năng cân đối cung cầu: theo như dự kiến, trong thời gian tới, nhu cầu của thế giới về thuỷ sản còn tăng hơn nữa, qua hai bảng dự báo trên ta thấy lượng thuỷ sản sẽ thiếu nhiều so với nhu cầu phải đáp ứng. Đây cũng chính là cơ hội để các nước nhanh chóng phát triển NTTS.

Bảng 4.3: Cân đối cung cầu sản phẩm thuỷ sản toàn cầu đến năm 2020

ĐVT: Triệu tấn TT Hạng mục 2010 2011 2015 2020 1 Lượng Cung 166,52 169,40 184,01 201,50 2 Lượng Cầu 179,86 183,08 198,26 217,19 3 Lượng thiếu hụt - 13,34 -13,68 - 14,25 -15,69 Nguồn: [82].

Các nhà khoa học khuyến nghị, nước ta muốn tăng nhanh sản lượng thuỷ sản nuôi trồng, cần áp dụng các biện pháp:

+ Để hạn chế hao hụt, mất mát, hư hỏng sau thu hoạch. Muốn vậy nước ta phải có kho, thiết bị sấy khô, trang thiết bị bảo quản, kể cả công nghệ bảo quản để bảo đảm chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Các nhà khoa học cần nghiên cứu đưa ra các giải pháp tăng năng suất, tăng vụ, tăng chất lượng, biến đổi gien,…

+ Thay đổi nhu cầu, đòi hỏi nâng cao khả năng chuyển sang sản xuất sản phẩm thuỷ sản khác thay thế.

+ Hướng dẫn, nâng cao trách nhiệm và ý thức của người nuôi trồng về môi trường, hạn chế dịch bệnh trong khu vực nuôi.

+ Chế tài cho những hành vi đối với những người cố tình làm trái nguyên tắc, có những hành động phá hoại nuôi trồng cố tình đưa những sinh vật lạ có hại cho thuỷ sinh vào đất nước để nuôi trồng.

- Tuân thủ các quy định NTTS trong khuôn khổ WTO. Nỗ lực phấn đấu để được chứng nhận là sản phẩm nuôi trồng sinh thái đạt tiêu chuẩn của WTO, được xây dựng từng bước theo tiêu chuẩn ViêtGAP theo điều khoản và quy định quốc tế. - Hướng dẫn, hỗ trợ các khâu của một chu trình nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu… Hỗ trợ liên quan đến thông tin nuôi trồng, đầu tư, trong sạch môi trường, pháp luật, bảo vệ quyền lợi của người nông dân, ngư dân. Các cấp lãnh đạo có trách nhiệm giúp cho người nuôi trồng có tiếng nói chung trên diễn đàn trong và ngoài nước, đặc biệt giới thiệu sản phẩm thuỷ sản XK "made in Việt Nam" không qua bất cứ trung gian nào.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở khu vực nam trung bộ (Trang 121 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)