Hỗ trợ phòng dịch, chữa bệnh và phòng chống rủi ro thiên tai trong nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu

Một phần của tài liệu Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở khu vực nam trung bộ (Trang 92 - 94)

- Đẩy mạnh hỗ trợ khoa học, công nghệ và đào tạo

3.2.5.Hỗ trợ phòng dịch, chữa bệnh và phòng chống rủi ro thiên tai trong nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu

6 Khánh Hoá (thành phố Nha Trang, thị xã Cam Ranh, huyện Vạn

3.2.5.Hỗ trợ phòng dịch, chữa bệnh và phòng chống rủi ro thiên tai trong nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu

trong nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu

Định hướng phát triển chung của nghề NTTS Nam Trung Bộ là thúc đẩy sự phát triển của nhiều mô hình nuôi với các mức độ khác nhau (ví dụ như quảng canh, QCCT, BTC và TC) và thực hiện trên nhiều đối tượng nuôi ngày càng đa

dạng, phong phú. Để chủ động phòng ngừa dịch bệnh khi áp dụng phương NTTS phát triển theo hướng năng suất cao các địa phương trong khu vực đã có kế hoạch phòng ngừa sự phát sinh của dịch bệnh. Mặc dù đã có biện pháp đối phó, nhưng trong vài năm gần đây mức độ thiệt hại trên tôm, cá nuôi do dịch bệnh trong khu vực Nam Trung Bộ ngày càng tăng và càng trở thành mối lo lớn của người sản xuất... Bên cạnh dịch bệnh, vấn đề thú y trong NTTS cũng chưa đáp ứng yêu cầu. Trên thực tế trong thời gian qua, để khắc phục và phòng bệnh trên thuỷ sản nuôi (đặc biệt trên đối tượng nuôi là tôm sú và tôm thẻ chân trắng...), người nuôi đã sử dụng các hoá chất, thuốc thú y trong quá trình nuôi và hệ quả của việc lạm dụng này đã dẫn đến các cảnh báo về chất lượng các lô hàng thuỷ sản nhập khẩu vào các thị trường Nhật, EU, Mỹ, Canada,... do bị nhiễm vi sinh hoặc dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép.

Thực trạng về tình hình dịch bệnh trong NTTS tại khu vực Nam Trung Bộ trong vài năm qua diễn biến phức tạp. Bệnh đốm trắng và đầu vàng trong nuôi tôm sú hay bệnh mủ gan và ký sinh trùng trên cá da trơn là những bệnh nguy hiểm đã xuất hiện trong khu vực. Để phòng ngừa dịch bệnh các cơ quan địa phương quản lý chuyên ngành thuỷ sản đã thực hiện các khoá hướng dẫn đào tạo về cách thức nhận biết, điều trị bệnh cũng như cách quản lý, thông báo dịch bệnh trên thuỷ sản nuôi cho người NTTS. Bên cạnh đó, các công ty cung cấp thức ăn, hoá chất và thuốc thuỷ sản cũng tham gia hướng dẫn về kỹ thuật nuôi và điều trị bệnh cho thuỷ sản nuôi tại các hộ nuôi thuỷ sản hoặc khi thuỷ sản nuôi xuất hiện bệnh thì các kỹ thuật viên của công ty đến hiện trường và hướng dẫn cho người nuôi về kỹ thuật điều trị bệnh. Ngoài ra khi có bệnh thì các hộ nuôi gần nhau hoặc trong vùng cũng đã thông báo, hướng dẫn hỗ trợ nhau tìm cách điều trị bệnh.

Việc quản lý chất lượng môi trường nuôi thuỷ sản được các cơ quan chức năng coi trọng. Các cơ quan quản lý chuyên ngành đã thực hiện quan trắc môi trường trong NTTS để giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh, Hoạt động quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh, đối với thuỷ sản nuôi cũng đã bắt đầu xuất hiện khu vực Nam Trung Bộ từ những năm 2002 do các cơ quan nghiên cứu

chuyên ngành thực hiện nhằm cung cấp thông tin về môi trường và bệnh thuỷ sản cho từng địa phương, từng khu vực nuôi [Xem thêm Phụ lục 5].

Bảng 3.4: Số lượng quan trắc môi trường nuôi thuỷ sản khu vực Nam Trung Bộ từ 2003-2012

TT Năm điểm quan trắc Số lượng Tần suất quan trắc (lần/năm) Thông số quan trắc

Một phần của tài liệu Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở khu vực nam trung bộ (Trang 92 - 94)