Giải pháp về hỗ trợ dịch vụ hậu cần

Một phần của tài liệu Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở khu vực nam trung bộ (Trang 133)

- Đẩy mạnh hỗ trợ khoa học, công nghệ và đào tạo

1 2003 3 2 Các thông số về môi trường nước cấp và nước

4.2.3. Giải pháp về hỗ trợ dịch vụ hậu cần

Giống là một trong những đầu mối quan trọng của quá trình nuôi vì vậy cần phải nghiên cứu phát triển giống mới khoẻ, tốt, đáp ứng được những điều kiện sống được trong môi trường phức tạp, như giống nuôi tự nhiên, nâng cao năng suất sản xuất giống để phục vụ chương trình NTTS ngày càng mở rộng trên

toàn quốc. Do đó thời gian tới, Nhà nước cần hỗ trợ người NTTS XK vùng Nam Trung Bộ theo hướng:

- Điều chỉnh sắp xếp lại hệ thống sản xuất giống của vùng, kết hợp với vùng sản xuất giống tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long nhằm tạo cơ sở thuận lợi cho người sản xuất và thuận lợi cho kiểm soát quản lý chất lượng.

- Hỗ trợ các cơ sở sản xuất giống đầu tư thiết bị kiểm tra chất lượng giống và hệ thống xử lý môi trường.

- Hỗ trợ nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm dịch con giống; phát triển hệ thống dịch vụ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch tôm nuôi và thay vì Nhà nước trực tiếp kiểm tra từng cơ sở nhỏ lẻ, thì chỉ nên xây dựng các văn bản để kiểm soát hoạt động của các cơ sở kiểm dịch dịch của Bộ, các Sở NN&PTNT nhằm hạn chế chi phí nhân lực và nâng cao hiệu quả quản lý.

- Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Quyết định số 103/2000/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thuỷ sản và Quyết định số 112/2004/QĐ-TTg về phê duyệt chương trình phát triển giống thuỷ sản; Chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS ngày 25/1/2008 về phát triển nuôi tôm chân trắng; Chỉ thị số 01/2004/CT-BTS, ngày 16/1/2004 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản (trước đây) về việc tăng cường quản lý tôm chân trắng ở Việt Nam; Công văn số 2446/2006/BTS-CL, ATVSTS ngày 23 tháng 10 năm 2006 về việc tăng cường quản lý tôm chân trắng ở Việt Nam. Các Sở, Ban ngành cần xây dựng cơ chế điều phối, hướng dẫn các DN và trại giống gắn kết hoạt động sản xuất giống ở các tỉnh Nam Trung Bộ và các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long về phương diện liên doanh, liên kết sản xuất giống; tạo nên một chuỗi thị trường năng động giữa sản xuất giống - sản xuất và kinh doanh thức ăn, thuốc thú y - nuôi tôm và chế biến xuất khẩu.

- Hỗ trợ đầu tư chiều sâu nghiên cứu công nghệ cải thiện chất lượng di truyền tôm, cá, quy trình công nghệ sản xuất giống ở tất cả các cơ sở, nhất là các cơ sở kinh doanh, nuôi dưỡng quy mô nhỏ để đảm bảo tính ổn định về di truyền của loài này.

- Hỗ trợ xây dựng chiến lược và hoạt động cụ thể bảo tồn các loài cá bản địa để lưu giữ nguồn gene quý. Khuyến khích người dân mua giống có giấy chứng nhận chất lượng giống sạch, tập huấn nâng cao kỹ thuật chọn giống cho người dân để tác động trở lại hệ thống sản xuất và kinh doanh giống.

Hoá chất, thuốc thú y NTTS cần tăng cường tuyên truyền tập huấn miễn phí về kinh nghiệm và kỹ thuật sử dụng thuốc hoá chất trong NTTS đến tất cả 100% các hộ sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc hoá chất trong NTTS. Tăng cường kiểm tra kiểm soát các cơ sở kinh doanh thuốc hoá chất và việc sử dụng thuốc, hoá chất tại các vùng NTTS; xử phạt nghiêm các tổ chức cá nhân vi phạm các quy định về sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc hoá chất trong NTTS. Tăng cường kiểm soát mạnh mẽ việc nhập khẩu thuốc hoá chất, có cơ chế kiểm soát về giá để người dân không bị lực lượng "môi giới" đẩy giá đầu vào lên cao trong đó có thuốc, hoá chất. Từng bước nghiên cứu và hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất các loại thuốc hoá chất dễ sử dụng, thân thiện với môi trường, hiệu quả và an toàn trong NTTS.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở khu vực nam trung bộ (Trang 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)