Nuôi tôm thẻ trên vùng cát Ha 157 167

Một phần của tài liệu Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở khu vực nam trung bộ (Trang 78 - 83)

- Đẩy mạnh hỗ trợ khoa học, công nghệ và đào tạo

2.2 Nuôi tôm thẻ trên vùng cát Ha 157 167

II Sản lượng Tấn 21.400 22.400 22.082

1 Nuôi nước ngọt Tấn 7.900 8.900 9.000

Cá tra Tấn 1.500 3.000 3.000

Cá rô phi, điêu hồng Tấn 500 600 1.000 Cá mè, trôi, trắm, chép Tấn 5.900 5.300 5.000 2 Nuôi lợ mặn Tấn 13.500 13.500 13.082 2.1 Nuôi vùng triều Tấn 8.170 9.000 7.572 Tôm thẻ Tấn 7,365 8.278 7.024 Tôm sú Tấn 533 540 210 Đối tượng khác Tấn 272 182 338 2.2 Nuôi trên vùng cát Tấn 5.330 4.500 5.510 Nguồn: [63]

- Tỉnh Quảng Ngãi có diện tích và sản lượng NTTS khá lớn ở khu vực Nam Trung Bộ. Đến năm 2011, diện tích NTTS của Quảng Ngãi 1400 ha, sản lượng năm 2011 đạt 6.938 tấn; năm 2012 tổng diện tích NTTS cũng đạt 1.477 ha tăng 5,5% so năm 2011, trong đó diện tích nuôi tôm là 629 ha, tăng 1,45% so với 2011. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng đạt 6.421 tấn, giảm 7,4% so 2011 đạt 82,32% so với kế hoạch; trong đó Tôm nuôi 5.113 tấn giảm 10,6% so 2010 và bằng 74,6% kế hoạch. Tình trạng không tăng diện tích NTTS ở Quảng Ngãi do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, sau cơn bão số 9 cuối năm 2009 người nuôi tôm bị thua lỗ quá lớn. Thứ hai, với mong muốn tìm cách có thu nhập để trả nợ ngân hàng, người nuôi tôm vội vàng nuôi tôm lại mà không thực hiện đúng các quy

trình kiểm dịch nên lại tiếp tục thất bại. Thứ ba, do hệ thống thuỷ lợi phục vụ nuôi tôm chưa hoàn thiện, mương lấy nước vào đồng tôm cũng là mương dẫn nước thải từ trong hồ ra, do vậy một hồ tôm bị dịch bệnh sẽ lây lan ra khắp cả vùng. Thứ tư, các vùng triều trong tỉnh không có hệ thống kênh mương nên gặp một trận mưa lớn là ngập úng cả tháng. Thất bại quá lớn khiến người nuôi tôm

không còn kiên nhẫn, bỏ đồng, bỏ làng, đi làm ăn xa [95].

- Tỉnh Bình Định vẫn xác định chậm nhưng chắc nên vẫn NTTS theo hướng QCCT, phương pháp này hạn chế hiệu quả nhưng đảm bảo môi trường nuôi thân thiện, điều đó đã hỗ trợ cho NTTS ở Bình Định ổn định và phát triển. Sản lượng NTTS năm 2012 đạt 8.701,3 tấn (bằng 94,7% so với năm 2011) tăng 12,92% trong đó sản lượng nuôi tôm nước lợ đạt 5.445,9 tấn (bằng 88,3% so với năm 2012, nhưng tổng sản lượng thuỷ sản 2012 đạt 173.180,7 tấn, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó sản lượng khai thác đạt 8,1% so với 2011, sản lượng cá ngừ đại dương đạt 8.4113 tấn, tăng 72,8% so với 2011 (4.695); Kim ngạch XKTS toàn tỉnh trong năm 2012 đạt 51,3 triệu USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ 2011 (44 triệu USD). Trong đó,

Nuôi trồng thuỷ sản nước lợ: Năm 2010, diện tích NTTS nước lợ 2.457

ha (trong đó nuôi tôm 2.283,67 ha), sản lượng đạt 7.061,1 tấn (tôm nuôi: 5.971 tấn), đạt 88,29% về diện tích nuôi trồng nước lợ, 90,8%, về diện tích nuôi tôm, tăng 258,24% về sản lượng NTTS nước lợ và 253,73% về sản lượng nuôi trồng so với năm 2001. Năm 2012 toàn tỉnh có tổng diện tích thả nuôi tôm 2 vụ là 2.603,3 ha (vụ 1là 2.043,5 ha; vụ 2 là 559,8 ha) 45,5% là diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng là 1.183,5 ha và 54,5% nuôi tôm sú: 1.419,8 ha.

Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt: Sản lượng cá nước ngọt toàn tỉnh năm

2012 đạt khoảng 2.714,6 tấn (tăng 55,1% so với 2011) tăng về sản lượng nuôi cá lồng và nuôi trong ao lót bạt. Năm 2012, NTTS nước ngọt trên địa bàn tỉnh có khoảng 2.092,8 ha (bằng 91,8% so với 2011), bao gồm các hình thức: nuôi cá quảng canh hồ chứa thuỷ lợi 1.875,9 ha nuôi cá ao 192,2 ha; nuôi cá ruộng lúa 11,9 ha; nuôi cá trong ao lót bạt 12,9 ha và nuôi cá lồng trên hồ chứa 13.380m3

Nuôi cá lồng trên hồ phát triển mạnh tổng thể tích lồng nuôi cá là 13.380 m3

(70,6% so với cùng kỳ 2011), phát triển tại hồ Định Bình, Vĩnh Thạnh (6.600 m3); hồ Mỹ Thuận, hồ Hội Sơn, Phù Cát (5.180m3); hồ Quang Hiển - Vân Canh (600 m3) và hồ Núi I-An Nhơn (1000m3

).

Nuôi trồng thuỷ sản nước mặn: Nuôi cá lồng nước mặn tập trung ở thôn

Hải Minh thuộc phường Hải Cảng - thành phố Quy Nhơn, với tổng thể tích 4.368m3; đối tượng nuôi gồm cá hồng, cá mú và cá bớp; sản lượng đạt 40 tấn, tăng 33,3% so với năm 2011.

- Tỉnh Phú Yên tập trung phần nhiều cho nuôi BTC, với tỷ lệ nuôi chiếm trên 65% đến 90%, số còn lại, dù vẫn còn sử dụng hình thức QCCT, nhưng thời gian gần đây đã xoá dần phương thức nuôi QCCT. Hiện nay toàn tỉnh có tổng diện tích ao, đìa NTTS là 2.635ha, sản lượng NTTS năm 2012 ước đạt 7.711,9 tấn. Trong đó: huyện Đông Hoà là 1.168 ha; huyện Tuy An là 451 ha; Thị xã Sông Cầu là 813ha, các huyện còn lại và thành phố Tuy Hoà là 203 ha.

Bảng 3.2: Hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Phú Yên năm 2012 TT Địa phương Hiện trạng NTTS Diện tích ao/ đìa (ha) Diện tích thả nuôi (ha) Tổng số lồng/bè Sản lượng (Tấn) 01 Toàn tỉnh 2.635 2.271 28.806 7.711,9 02 Đông Hoà 1.168 1.020 8.624 3822,9 03 Tuy An 451 620 1.627 1783 04 Sông Cầu 813 416 18.555 1785 05 Tuy Hoà 10 22 0 128 06 Tây Hoà 18 18 0 18 07 Sông Hinh 90 90 0 90 08 Sơn Hoà 60 60 0 60 09 Đồng Xuân 20 20 0 20 10 Phú Hoà 3 5 0 5 Nguồn: [62].

Đặc biệt tỉnh Phú Yên là địa phương phát triển nuôi trồng lồng bè trên biển, theo thống kê tổng diện tích NTTS lồng bè trên biển là 420,808 ha trong đó thị xã Sông Cầu là 245 ha, huyện Tuy An 155 ha, huyện Đông Hoà 20,808 ha tại

Vũng Rô. Tổng số lồng bè NTTS trên biển là 28.806 lồng, trong đó thị xã Sông Cầu 18.555 lồng (tôm hùm 16.000 lồng, cá biển 2.500 lồng, thuỷ đặc sản 55 lồng) Đông Hoà 8.624 lồng (tôm hùm 8.166 lồng, cá biển 454 lồng, thuỷ đặc sản 4 lồng). Tuy An 1.627 lồng (tôm hùm 1.300 lồng, cá biển 327 lồng) sản lượng nuôi trồng ước đạt 1269,4 tấn, trong đó: tôm hùm là 645 tấn, cá biển là 424 tấn và thuỷ đặc sản khác là 200,4 tấn.

- Tỉnh Khánh Hoà chủ yếu tập trung phần nhiều cho nuôi BTC. Năm 2008 diện tích nuôi tôm thương phẩm khoảng 4.808 ha đạt 6.500 tấn đến năm 2012 diện tích nuôi tôm giảm chỉ còn 2.360 ha và sản lượng 12.269 tấn. Nguyên nhân do một số diện tích nằm trong vùng giải toả phải di dời và một số diện tích chuyển sang nuôi các đối tượng thuỷ sản khác như: Ốc hương, cá chẽm, cá mú… Hình thức nuôi TC chiếm 20% ha, nuôi BTC 80%. Diện tích còn lại nuôi xen canh 1 vụ tôm, 1 vụ cá. Nuôi tôm sú chuyên canh với mật độ thả 20-25 con/m2

, năng suất bình quân 1,6-2 tấn/ha. Nuôi tôm thẻ chân trắng chuyên canh với mật độ 70-80 con/m2 năng suất bình quân từ 2,5-3 tấn /ha/năm.

Nuôi hải đặc sản khác: Khánh Hoà có 3 vịnh: Nha Trang, Cam Ranh, Vân

Phong với 100.000 ha, điều kiện tự nhiên, khí tượng thuỷ văn thuận lợi, đặc biệt một số đối tượng nuôi có nguồn giống tự nhiên và nhân tạo phù hợp cho việc phát triển lồng bè hải đặc sản. Qua nhiều năm sản xuất người nuôi đã tích luỹ được kinh nghiệm trong việc chọn giống, thức ăn, quản lý dịch bệnh. Năm 2008 tổng số lồng bè nuôi khoảng 28.000 ô lồng (trong đó số ô lồng nuôi tôm hùm 27.000 ô lồng, số ô lồng nuôi cá khoảng 1.000 ô lồng), đến năm 2012 tổng số lồng bè 27.375 ô lồng (trong đó số ô lồng tôm hùm khoảng 23.560 ô lồng, nuôi cá khoảng 3.695 ô lồng, nuôi đối tượng khác 120 ô lồng).

Đối tượng nuôi biển bao gồm các nhóm giáp xác: (tôm hùm, tôm sú, tôm thẻ, tôm bạc, tôm tít, ghẹ nhàn, ghẹ xanh, cua xanh, da gai (hải sâm); nhuyễn thể (ốc hương, trai tai tượng, trai ngọc) và cá (cá mú, cá hồng, cá bớp, cá cảnh biển). Tôm hùm: sản lượng tôm hùm trong năm 2008 là 470 tấn đến năm 2012 tăng lên 854 tấn. Nguyên nhân sản lượng tôm hùm tăng là do người nuôi đã có

kinh nghiệm trong việc chọn con giống, thức ăn và quản lý dịch bệnh. Năm 2009, cơn bão số 11 đã gây thiệt hại về kinh tế và sản lượng nuôi tôm hùm lồng của các ngư dân ở xã Vạn Thạnh, Vạn Ninh.

Cá biển: sản lượng cá biển nuôi lồng bè (ao, đìa xen vụ), tăng từ 3.500 tấn năm 2008 đến 5.575 tấn năm 2012. Ngoài ra, các hộ dân đang nuôi một số loài cá biển (xen kẽ với các lồng nuôi tôm hùm) ở vịnh Nha Trang, Cam Ranh, Văn Phong như: cá bớp, diêu hồng, cá mú, dìa, hồng chẽm, chim trắng,… Tuy nhiên, việc phát triển nuôi lồng bè cá biển còn rất nhiều hạn chế do phụ thuộc nguồn, giống, độ mặn thấp vào mùa mưa, giá cả và thị trường chưa ổn định.

Việc sản xuất giống thuỷ sản nước mặn, lợ trong khu vực Nam Trung Bộ mới chủ yếu tạo được giống tôm sú. Hiện nay các cơ sở nhân giống tôm sú ở khu vực Nam Trung Bộ cung cấp số lượng lớn giống tôm sú chất lượng tốt cho người nuôi trồng cả nước. Tại các địa phương trong khu vực này, bên cạnh các cơ sở nuôi thuỷ sản nước mặn, lợ xuất khẩu, đều có các cơ sở sản xuất, ươm nuôi giống nước mặn, lợ. Tuy nhiên, đa số các cơ sở nuôi giống thuỷ sản nước mặn lợ ở đây có quy mô sản xuất nhỏ, có ít cơ sở sản xuất ươm nuôi giống với quy mô lớn, công nghiệp. Những năm gần đây, các cơ sở ươm giống đã từng bước ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào quá trình sản xuất. Nhờ đó, ngày càng có nhiều giống loài thuỷ sản nước mặn, lợ được sản xuất như cá chẽm, cá giò, cá mú…

Số lượng cơ sở sản xuất con giống tôm sú ở các tỉnh Nam Trung Bộ có xu hướng giảm đi kèm theo đó sản lượng con tôm sú cũng giảm và xu hướng tăng cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng.

Số cơ sở sản xuất giống của các địa phương vùng Nam Trung Bộ chủ yếu tập trung ở các tỉnh như Khánh Hoà, Quảng Nam, Bình Định. Trong khi đó các tỉnh như Đà Nẵng, Quảng Ngãi có số cơ sở sản xuất giống ít hơn, đây là điều dễ hiểu bởi tại các địa phương chủ yếu tập trung phát triển du lịch và công nghiệp [Xem thêm Phụ lục 10].

Một phần của tài liệu Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở khu vực nam trung bộ (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)