Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng tới nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu

Một phần của tài liệu Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở khu vực nam trung bộ (Trang 56)

2 Tốc độ tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu

2.2.5.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng tới nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu

2.2.5.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng tới nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu thuỷ sản xuất khẩu

- Điều kiện tự nhiên:

NTTS chịu ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện tự nhiên. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi thì việc đầu tư hỗ trợ của Nhà nước cho công tác nuôi trồng ít hơn, ngược lại nếu điều kiện tự nhiên không thuận lợi (mưa, bão, lũ, hoặc hạn hán kéo dài) thì Nhà nước phải đầu tư hỗ trợ nhiều hơn cho nuôi trồng Nam Trung Bộ so với các nơi khác. Ví dụ: Khí hậu thay đổi, nhiệt độ nóng lên làm cho nước trong ao nóng, ảnh hưởng đến đối tượng nuôi không chịu nỗi, chậm phát triển hoặc chết,… như vậy Nhà nước phải tập trung hỗ trợ bằng nhiều biện pháp để cứu lấy đối tượng nuôi nhằm hạn chế rủi ro cho người nuôi trồng. Ngược lại thời tiết thuận lợi phù hợp với đối tượng nuôi, chúng phát triển tốt, người nuôi phấn khởi yên tâm, lúc này Nhà nước không cần hỗ trợ mà chỉ cần kiểm tra theo dõi nhắc nhở động viên bà con ngư dân làm tốt công việc nuôi trồng của mình.

Miền Trung: mưa bão từ tháng 9 đến cuối tháng 11 hàng năm. Nhiệt độ trung bình trong năm 25,5-27,50C, giờ nắng trong năm từ 2.300 - 3.000 giờ/năm, lượng mưa trung bình 2.300 đến 3.100mm. Đặc biệt vùng biển miền Trung ảnh

hưởng bão lớn, mưa nhiều ảnh hưởng biên độ dao động của thuỷ triều rất lớn và thất thường không tốt cho hoạt động của ngư dân nhưng lại là ưu điểm cho các đầm, vịnh, phá, rất thích hợp với NTTS. Miền Trung còn bị ảnh hưởng của gió Lào (từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 9 trong năm, đỉnh điểm vào tháng 6) không thuận lợi cho NTTS (làm nhiệt độ tăng, sinh nóng nực dễ tạo thành dịch bệnh, gây ra nóng nước làm thuỷ sinh, vật nuôi chậm phát triển và dễ sinh bệnh…).

Miền Nam: khí hậu gần xích đạo hơn, nhiệt độ trung bình dao động trong khoảng 22,5 - 27,50C, tổng giờ nắng trên 2000 giờ/năm. Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 8.

Khí hậu ba miền khác nhau, tạo nên phương thức nuôi trồng cũng khác nhau vì vậy cần phải có chính sách hỗ trợ phù hợp với mỗi miền để đạt hiệu quả cao nhất.

- Điều kiện kinh tế:

Muốn tăng cường nuôi trồng cần có nhiều điều kiện kinh tế khác nhau. Nếu các điều kiện kinh tế thuận lợi, Nhà nước sẽ ít phải hỗ trợ. Nếu các điều kiện kinh tế khó khăn, mức độ hỗ trợ sẽ tăng cao. Các điều kiện kinh tế gồm:

+ Mức độ sẵn có của vốn: Nhà nước và người NTTS đều cần có vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng NTTS, đầu tư công nghệ mới, hiện đại,… Nếu vốn trong xã hội sẵn có thì việc hỗ trợ sẽ thuận lợi hơn. Nếu vốn khan hiếm thì việc hỗ trợ sẽ khó khăn vì thiếu vốn để tài trợ.

+ Điều kiện và chất lượng cơ sở đào tạo nhân lực thuỷ sản nếu sẵn có ở mức cao thì các tổ chức có điều kiện thực thi các hình thức hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực dễ dàng. Ngược lại nếu khan hiếm cơ sở đào tạo, chất lượng đào tạo thấp thì tổ chức hỗ trợ đào tạo nghề gặp rất nhiều khó khăn.

+ Chất lượng và mức độ sẵn có các cơ sở nghiên cứu thuỷ sản. Đây là điều kiện cần thiết để có thể thực thi các hình thức hỗ trợ chuyển giao công nghệ và giống mới cho người NTTS.

+ Ổn định kinh tế vĩ mô: tình hình kinh tế vĩ mô ảnh hưởng nhiều mặt đến khả năng và hình thức hỗ trợ NTTS. Nếu điều kiện vĩ mô thuận lợi, Nhà nước có

nhiều khả năng quan tâm, hỗ trợ người NTTS. Khi tình hình vĩ mô biến động không có lợi, chủ thể hỗ trợ gặp khó khăn nên khó có khả năng hỗ trợ đắc lực người NTTS, trong khi đó người NTTS lại đòi hỏi được hỗ trợ nhiều hơn.

- Điều kiện xã hội:

Số lượng và tập quán của người NTTS là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến hỗ trợ của các tổ chức cho lĩnh vực NTTS. Nếu số lượng người NTTS khá lớn, nguồn tài chính để hỗ trợ sẽ lớn, khó huy động đầy đủ. Hơn nữa, tập quán nuôi trồng lạc hậu ngăn cản tác động tích cực của các hoạt động hỗ trợ…

FAO cho rằng NTTS là công cụ có thể dùng để đảm bảo an ninh lương thực và xoá đói giảm nghèo. Vì vậy năm 1999 FAO đã khởi xướng chiến lược NTTS bền vững để xoá đói giảm nghèo (Sustainable Aquaculture for Poverty Alleviation: SAPA).

Một phần của tài liệu Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở khu vực nam trung bộ (Trang 56)