Những nghiên cứu liên quan đến quy định quốc tế về hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu

Một phần của tài liệu Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở khu vực nam trung bộ (Trang 26 - 28)

nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu

Nhằm hạn chế các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ, dẫn tới sự bóp méo thương mại, khiến cạnh tranh không bình đẳng, không lành mạnh (đặc biệt là sự cạnh tranh giữa hàng nội địa và hàng nhập khẩu). WTO đã có một hiệp định riêng về trợ cấp và các biện pháp đối kháng. Những quy định trong hiệp định này áp dụng chung cho sản phẩm từ nông nghiệp.

Theo hiệp định này trợ cấp Nhà nước cho hàng nông sản XK phải dựa vào quy định của hệ thống luật thương mại quốc tế. Để áp dụng có lợi cho quốc gia, các chính phủ phải xây dựng hệ thống trợ cấp cụ thể, rõ ràng với những điều kiện chi tiết sao cho có thể hỗ trợ cho người sản xuất nông nghiệp mà không vi phạm hiệp định của WTO, cũng như không bị các nước nhập khẩu gây khó dễ.

Doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý đến các biện pháp hỗ trợ được phép để chủ động đề xuất với Chính phủ, nếu có điều kiện yêu cầu Chính phủ can thiệp, nếu phát hiện đối thủ nước ngoài có cạnh tranh không lành mạnh do được trợ cấp trái phép.

Hộp 1.1: Các nhóm trợ cấp Nhà nước theo quy định của Hiệp định nông nghiệp (AoA). Hiệp định Nông nghiệp của WTO sử dụng hệ thống các "hộp" với màu sắc phân biệt khác nhau (dựa trên hệ thống đèn giao thông) để thống kê và tập hợp các nhóm biện pháp hỗ trợ trong nước theo phân loại tác động của biện pháp tới sản xuất, thương mại hàng nông sản. Hiệp định không cấm các nước thành viên sử dụng hỗ trợ trong nước (vì thế mà không có đèn đỏ - tức là không có hộp màu đỏ) nhưng quy định không cho phép hỗ trợ trong nước vượt quá mức cam kết cắt giảm theo lộ trình trong Hộp Hổ phách (còn gọi là hộp màu vàng).

Theo quy định sự trợ cấp WTO được chia thành 3 nhóm bao gồm:

Nhóm "Đèn Đỏ" là trợ cấp bị cấm sử dụng bao gồm trợ cấp XK và trợ cấp thay thế nhập khẩu, để khuyến khích sử dụng đầu vào trong nước, khuyến khích nội địa hoá.

Nhóm "Đèn Vàng" là trợ cấp riêng biệt cho một ngành hàng hoặc cho một vùng, gây lệch lạc thương mại. Nhóm trợ cấp này theo quy định WTO không bị cấm sử dụng nhưng nếu sử dụng, có thể bị đánh thuế chống trợ cấp.

Nhóm "Đèn Xanh" chi trả trực tiếp cho người sản xuất, hỗ trợ riêng cho thu nhập, vẫn được áp dụng. Nếu áp dụng các biện pháp trợ cấp không đúng quy định của WTO thì các sản phẩm nông nghiệp rất dễ bị áp dụng các biện pháp đối kháng hoặc đánh thuế chống bán phá giá.

Đây là loại trợ cấp không mang tính thương mại mà chỉ thuần tuý nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, ví dụ: Trợ cấp cho công tác nghiên cứu lai tạo giống mới, diệt trừ sâu bệnh, bù đắp thiệt hại do thiên tai, cải thiện môi trường, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu và phương thức canh tác, v.v … [117].

Vào WTO không có nghĩa là các trợ cấp của Chính phủ cho nền kinh tế sẽ biến mất. Theo TS, Giáo sư Claudio Dordi - Giám đốc Dự án hỗ trợ kỹ thuật giúp Việt Nam gia nhập WTO (do Bộ Ngoại giao Ý tài trợ) - cho biết:

- Theo quy định của WTO, có những chính sách trợ cấp bị cấm mà chúng ta thường gọi là Hộp Hổ phách (amber box) và những chính sách trợ cấp được phép áp dụng trong Hộp Xanh lơ (blue box) và Xanh lục (green box).

Loại trợ cấp bị cấm liên quan tới trợ cấp XK và trợ cấp thay thế hàng nhập khẩu. Theo đó, các khoản thưởng XK và hỗ trợ các dự án đầu tư sản xuất động cơ môtô hai bánh, trợ cấp tài chính cho sản xuất dùng nguyên vật liệu nội địa hay hỗ trợ tài chính cho DN XK thua lỗ... đang tồn tại ở Việt Nam đều trái với cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. Tuy nhiên Việt Nam vẫn chưa sử dụng hết các biện pháp trợ cấp được phép của WTO.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở khu vực nam trung bộ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)