Phương hướng đổi mới hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu ở khu vực Nam Trung Bộ

Một phần của tài liệu Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở khu vực nam trung bộ (Trang 125 - 128)

- Đẩy mạnh hỗ trợ khoa học, công nghệ và đào tạo

1 2003 3 2 Các thông số về môi trường nước cấp và nước

4.1.2. Phương hướng đổi mới hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu ở khu vực Nam Trung Bộ

khu vực Nam Trung Bộ

Để thích ứng với các dự báo nêu trên, hoạt động hỗ trợ NTTS ở khu vực Nam Trung Bộ trong thời gian tới cần đổi mới theo các phương hướng sau đây:

Thứ nhất, chuyển từ hỗ trợ phát triển theo chiều rộng sang hỗ trợ phát triển theo chiều sâu.

Có nhiều cách hỗ trợ, cách nào có lợi nhất cho người hưởng lợi, nhất là những người lao động được hưởng lợi thì sự hỗ trợ đó có ý nghĩa lớn gấp bội, vì vậy trong quá trình NTTS sự hỗ trợ của Nhà nước, tổ chức,… rất quan trọng, hỗ trợ mở rộng sản xuất, nuôi trồng là cơ sở phát triển NTTS ngày càng nâng lên, nhưng nếu chỉ đơn thuần là cấp vốn, hoặc tăng cường thêm người lao động, tất cả chưa có ý nghĩa bằng thay đổi tư duy cũ sang một tư duy phương thức sản xuất mới, thay đổi trang thiết bị, công nghệ tiên tiến…

Hiện nay, chúng ta không nên mở rộng diện tích nữa mà nên khai thác bằng phương pháp nâng cao năng suất, mở rộng chế biến nhưng không mở rộng diện tích hoặc khai thác nuôi trên mặt nước biển.

Việc hỗ trợ trên được hiểu theo nghĩa là tăng cường đầu tư công nghệ, tăng cường chuyển đổi kỹ thuật, tăng cường biến đổi giống, để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm phù hợp với xu thế thời đại.

Thứ hai, chuyển dần sang các phương thức hỗ trợ phù hợp theo quy định của WTO.

Nhà nước ta phải khẳng định: Việt Nam đang thực hiện theo chính sách cơ chế thị trường đối với tất cả các DN, thực hiện tốt các chính sách của WTO đưa ra.

Như vậy, Nhà nước muốn hỗ trợ cho DN thì phải giúp DN nâng cao chuyên môn, kỹ thuật để quản lý và tạo điều kiện cho DN tiếp cận vốn vay để mở rộng nuôi trồng sản xuất,…

Thứ ba, ưu tiên các hỗ trợ đầu vào, nhất là khoa học công nghệ, đào tạo nghề.

Từ thực tế Nhà nước đã hỗ trợ các nhà sản xuất, nuôi trồng như sau: Tổ chức các khoá học ngắn ngày, tập huấn nuôi trồng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, quỹ dự phòng DN và rủi ro, đào tạo nghề cho người lao động theo Quyết định 1956/QĐ-TTg.

Tạo cơ hội cho người NTTS thường xuyên nắm bắt thông tin thị trường mới nhất, ngược lại DN phải thực tế cùng người nuôi tiếp cận với phương pháp nuôi, sản xuất mới nhất và yêu cầu, giới thiệu khách hàng thăm quan khu vực nuôi sẽ có những bổ ích từ khách hàng góp ý hỗ trợ.

Thứ tư, coi trọng bảo hộ thương hiệu sản phẩm NTTS Việt Nam.

Xây dựng thương hiệu, bảo hộ thương hiệu, quảng bá thương hiệu là quá trình hoạt động lâu dài, bền bỉ, uy tín, tạo nên thương hiệu được thiết lập rõ ràng càng mang lại hiệu quả hơn.

Thương hiệu được chứng nhận bản quyền không có nghĩa là thương hiệu đó có tên tuổi đối với khách hàng. Thương hiệu của DN hàm mang một hình ảnh

chất lượng, dịch vụ tốt, uy tín, trong đó có những cái riêng của DN mà khi khách hàng nhìn vào sản phẩm hoặc dịch vụ, thì khẳng định sản phẩm đó của DN được người tiêu dùng chấp nhận đang có mặt trên thị trường.

Thứ năm, khuyến khích các hình thức tổ chức sản xuất đa dạng trong NTTS.

NTTS là một ngành hỗ trợ người nghèo nông thôn và cơ hội cho những người có tham vọng làm giàu, người NTTS cần một nguồn tài chính lớn, đồng thời phải yêu nghề và có kinh nghiệm, có kiến thức, như vậy thì mới có thể tổ chức sản xuất và nuôi trồng, đặc biệt trong khu vực Nam Trung Bộ chủ yếu là nuôi tôm, mà con tôm sú và tôm thẻ chân trắng là chủ lực, ngoài ra một số đối tượng được nuôi như nhuyễn thể, tôm hùm, ngọc trai, hải sâm, cá ngựa, cá các loại, rong, sụn… những sản phẩm trên XK rất được khách hàng ưa chuộng.

Khu vực Nam Trung Bộ, ngoài kinh tế hộ, còn phát triển nuôi theo các kiểu như: trang trại, hợp tác xã, nuôi tôm cộng đồng, tất cả các hình thức là để quản lý tốt khu vực nuôi, nâng cao năng suất, hạn chế dịch bệnh, thông thoáng kênh mương, cấp thoát nước đầy đủ, đều đặn, đó là trách nhiệm của người nuôi trồng, còn chính sách địa phương, chính sách nhà nước làm sao tạo thuận lợi từ khâu thủ tục, phương tiện nuôi trồng, sinh hoạt, giao thông,... tìm cách kêu gọi, giúp đỡ nhà đầu tư, nông dân được nhanh chóng tiếp cận vốn, các điều kiện khác, tháo gỡ khó khăn cho người nuôi, đó là chất xúc tác, là cơ hội để khuyến khích nhà đầu tư, nông dân nhanh chóng đổi đời, làm giàu.

Thứ sáu, chú trọng hỗ trợ để hình thành liên kết nuôi trồng - chế biến - xuất khẩu.

Gắn nuôi trồng - chế biến nguyên liệu và sản xuất, XK tạo cơ sở vững chắc cho quy trình từ nuôi trồng đến xuất khẩu, trong đó phải liên tục cải tiến chất lượng, mẫu mã, đóng gói, giảm giá thành từng công đoạn trong quá trình nuôi trồng chế biến XK nhằm giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh nhóm sản phẩm chủ lực, giữ vững và phát triển thị trường chính trên thế giới như: Nhật, Mỹ, EU, châu Á… tăng nhanh kim ngạch thuỷ sản cho khu vực Nam Trung Bộ.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở khu vực nam trung bộ (Trang 125 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)