- Đẩy mạnh hỗ trợ khoa học, công nghệ và đào tạo
6 Khánh Hoá (thành phố Nha Trang, thị xã Cam Ranh, huyện Vạn
3.2.2. Hỗ trợ đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng trong nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu
sản xuất khẩu
Hệ thống cơ sở hạ tầng ở các vùng NTTS là hệ thống giao thông nội vùng, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống điện, hệ thống quan trắc,… các hệ thống trên hiện nay xuống cấp, là một phần làm cho chi phí đầu vào tăng cao, và ảnh hưởng xấu đến môi trường, và nó ảnh hưởng đến quá trình phát triển NTTS trong khu vực. Căn cứ vào nhu cầu, chính quyền các địa phương đã đưa ra giải pháp đầu tư cho từng giai đoạn, trong đó chú trọng kêu gọi và thu hút vốn đầu tư của các DN trong nước, dân cư, thu hút các nguồn vốn FDI, các nguồn vốn khác nhằm tu bổ, và cải tạo cơ sở vật chất tạo nên sự hấp dẫn cho nhà đầu tư.
- Hỗ trợ xây dựng đường giao thông:
Trong những năm qua, nhờ đầu tư của Nhà nước hệ thống giao thông đường bộ liên tỉnh và nội tỉnh được sửa sang, tu bổ, nâng cấp, xây dựng mới cho đến nay việc vận chuyển sản phẩm thuỷ sản ở Nam Trung Bộ được cơ bản đảm bảo nhờ hệ thống giao thông quốc lộ 1A xuyên suốt kết hợp với hệ thống giao thông nội tỉnh, hệ thống đường liên huyện, liên xã được nhựa hoá và bê tông hoá (Bê tông hoá nông thôn theo Quyết định số 184/2004/QĐ-TTg ngày 22/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ). Nhờ đó việc vận chuyển thuỷ sản nuôi đến các nhà máy chế biến (đối với tôm thịt, cá thịt) hoặc đến các cơ sở nuôi thương phẩm (đối với tôm giống) khá thuận lợi, rút ngắn thời gian. Cộng thêm vào đó là hệ thống giao thông bằng đường hàng không, đặc biệt là sân bay Đà Nẵng và sân bay Nha Trang, đã góp phần đảm bảo chất lượng và thời gian vận chuyển tôm giống đến các vùng nuôi trong nước, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi thuỷ sản giống. Tuy nhiên hệ thống giao thông nội bộ các khu vực nuôi, nhất là hệ thống đường nối các ao đìa nuôi thuỷ sản với nhau chưa đáp ứng yêu cầu. Tại các vùng nuôi thuỷ sản, giao thông nội vùng chủ yếu sử dụng hệ thống bờ, đê bao và các kênh mương xung quanh ao đìa nuôi thuỷ sản. Do các bờ ao, đìa, nông, hẹp kết cấu nền móng không chắc chắn nên khi thu hoạch việc đi lại vận chuyển nội vùng tương đối khó khăn, ảnh hưởng đến các hộ nuôi xung quanh
khu vực. Để phát triển NTTS theo quy mô lớn các hộ nuôi phải tuân thủ quy hoạch nuôi tập trung. Chỉ có như vậy Nhà nước mới có thể hỗ trợ bê tông hoá đường liên thôn, liên xã, liên huyện và đường nội vùng để vận chuyển thuỷ sản dễ dàng, hiệu quả hơn.
- Xây dựng hệ thống lưới điện:
Tính đến hết năm 2011, 100% số xã trong vùng đã có điện phục vụ cho sinh hoạt dựa vào sự phát triển của hệ thống lưới điện quốc gia. Do đặc điểm của nghề nuôi thuỷ sản, các ao đầm, lồng nuôi trên biển thường nằm ở xa các khu dân cư, do đó sử dụng điện cho hoạt động sản xuất tại các khu nuôi thuỷ sản tương đối khó khăn, gây tốn kém và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của nghề nuôi thuỷ sản. Điều này một phần là do hoạt động nuôi thuỷ sản (đặc biệt là nghề nuôi tôm) mang tính tự phát, người dân thấy vị trí nào thuận lợi thì đào ao, đìa nuôi thuỷ sản, dẫn đến nhiều ao, đìa nuôi thuỷ sản nằm rải rác các vị trí khác nhau, việc tiếp cận hệ thống lưới điện chung, vì thế rất khó khăn. Bởi vì hệ thống điện tại các địa phương bao gồm các trạm hạ thế, hệ thống đường dây hạ thế… phần lớn mới tập trung tại trung tâm xã, các trạm hạ áp, hệ thống đường dây chưa được quy hoạch trực tiếp đến các khu vực, hộ nuôi thuỷ sản trong xã, làm ảnh hưởng đến hoạt động nuôi thuỷ sản. Các cơ sở, hộ nuôi thuỷ sản sử dụng điện chủ yếu phục vụ mục đích sản xuất, như dùng để chiếu sáng, máy bơm nước, máy sục khí cung cấp oxy cho ao nuôi... Nhưng do chưa có đủ nguồn điện sử dụng, các hộ nuôi thuỷ sản thường dùng nhiên liệu là dầu diezen cho các hoạt động này. Điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cũng như gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường xung quanh khu vực nuôi do chất thải của việc sử dụng nhiên liệu này.
Để người NTTS được hưởng chế độ hỗ trợ như ngư dân khai thác thuỷ sản, Nhà nước sớm có chương trình đưa dòng điện về các khu vực NTTS Nam Trung Bộ cho người dân được hưởng ánh sáng công nghiệp, giảm chi phí đầu vào và giảm ô nhiễm môi trường.
- Hỗ trợ xây dựng: Hỗ trợ bảo vệ môi trường, ứng dụng công nghệ mới
Công nghệ mới là công nghệ khi hoạt động không ảnh hưởng đến môi trường. Điều đó cần được khuyến khích dùng công nghệ sạch, công nghệ sinh học trong quá trình sử dụng quay vòng nước, hạn chế dùng hoá chất. Nguồn nước thải phải được kiểm soát và xử lý và trước khi thải ra môi trường.
Tác động của chính sách đến người NTTS ý thức về môi trường, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi, bảo vệ chất lượng cuộc sống.