Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở khu vực nam trung bộ (Trang 130 - 133)

- Đẩy mạnh hỗ trợ khoa học, công nghệ và đào tạo

1 2003 3 2 Các thông số về môi trường nước cấp và nước

4.2.2. Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng hiện nay ở Nam Trung Bộ vẫn còn rất lạc hậu so với hai đầu đất nước bởi khí hậu khắc nghiệt thiên tai, hạn hán năm nào cũng có, vì vậy việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở những vùng nuôi (người dân làm tự phát còn sơ sài và đơn giản không đạt tiêu chuẩn cho NTTS với quy mô lớn), chính điều này dẫn đến kinh tế Nam miền Trung còn nghèo nàn, người nông dân không đủ can đảm phát triển mạnh, chưa nói đến dịch bệnh xảy ra với hồ nuôi, nhiều vụ mất trắng, hồ nuôi nằm phơi bụng làm cho người nuôi trở nên bi quan, họ co cụm lại

trong sản xuất, bên cạnh sản xuất, giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn, làm ảnh hưởng đến thu hoạch, làm giảm độ tươi chất lượng của sản phẩm… tất cả những yếu điểm tại khu vực Nam Trung Bộ này cần phải có một sự lột xác, thật sự qua các chương trình hỗ trợ của Nhà nước, của chính quyền sở tại, cần có những dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ từ giao thông đến thuỷ lợi, điện,… có như vậy mới nâng cao được năng lực tại các vùng này và thay đổi được nếp sống khổ cực vốn dĩ đã theo bám họ nhiều năm nay.

Do đó thời gian tới, Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư xây dựng và hoàn thiện hạ tầng cơ sở phục vụ NTTS đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng theo hướng sản xuất hàng hoá, đặc biệt hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi phục vụ NTTS, đồng thời phục vụ mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái. Cụ thể:

- Hỗ trợ xây dựng đường giao thông: ngoài việc nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông cũ đã xuống cấp, Nhà nước cần hỗ trợ quy hoạch, xây dựng mới các con đường liên thôn, con đường ngắn nhất từ vùng nuôi đến nơi bảo quản, đầu tư nạo vét các con đường thuỷ, tạo điều kiện cho người nuôi thay đổi thói quen tạm bợ, nhen nhúm, nhỏ lẻ và cam chịu của người miền Trung.

- Hỗ trợ về đảm bảo hệ thống điện phục vụ NTTS XK vùng Nam Trung Bộ. Trên cơ sở đã quy hoạch các vùng nuôi tập trung đặc biệt là các vùng ven sông lớn và bãi bồi thì ngành điện cần đầu tư điện ba pha phục vụ đủ cho NTTS xuất khẩu. Khi có điện ba pha thì việc đầu tư trạm bơm điện và chi phí vận hành cũng thấp hơn; vận hành tiện lợi, chủ động hơn và môi trường tốt hơn so với trạm bơm dầu. Về mặt giao thông, hầu hết các kênh thuỷ lợi hoặc giao thông đường thuỷ tự đào đều có đường bộ hai bên sông và theo đó là hệ thống lưới điện 6KV trở lên. Do vậy các khu ao nuôi ở vùng này hoàn toàn được hưởng lợi từ giao thông bộ và điện lưới quốc gia.

Đối với những vùng nuôi nhỏ, lẻ, hệ thống điện phải được Nhà nước hỗ trợ đưa đến tận ao, hồ nuôi, đáp ứng việc công nghiệp hoá nuôi trồng với quy mô phát triển theo chiều hiện đại và chính hệ thống điện giúp cho người nuôi chăm sóc ao hồ dễ dàng hơn, sạch hơn, đồng thời không ảnh hưởng đến môi trường.

Hiện nay trang thiết bị phục vụ cho nuôi trồng chủ yếu bằng xăng dầu, chạy máy nổ, tạo điện, sục khí,… sợ chi phí tăng cao người nuôi hạn chế chạy máy vì vậy nước không đủ ôxy làm tôm yếu, dễ sinh bệnh... Thực tế người nuôi được thụ hưởng những hỗ trợ của Nhà nước về các vấn đề cơ sở hạ tầng, như hệ thống điện đến trung tâm xã, nếu điện được phủ đến nơi nuôi trồng thì họ sẽ hạn chế được nhiều chi phí, ảnh hưởng môi trường con giống bị thất thoát ảnh hưởng đến khấu hao máy móc và không tốn chi phí đi lại… sự hỗ trợ của Nhà nước được thực hiện sớm cho nông thôn chắc rằng người nuôi trồng thấy lợi ích và hiệu quả, họ hăng hái và sẵn sàng hợp tác đầu tư mở rộng vùng nuôi…

- Hỗ trợ về thuỷ lợi cần phải thực hiện các biện pháp như:

+ Đầu tư và vận hành hiệu quả hệ thống kiểm soát nước mặn, nước ngọt cố định và tạm thời ở các vùng ven biển. Với đặc thù hệ thống kênh thuỷ lợi hở nên việc bố trí hệ thống kênh cấp và tiêu riêng biệt là khó và tốn kém (từ hệ thống kênh cấp 1 trở lên). Do vậy, cần chủ động xây dựng hệ thống xử lý nước cấp và thoát ngay tại hộ nuôi;

+ Đồng thời xây dựng các trục kênh cấp nước (ngọt, lợ) phục vụ yêu cầu NTTS riêng cho từng vùng, tiểu vùng. Tạo ra hệ thống bờ bao khép kín theo từng tiểu vùng, tiểu khu và ô, nhằm giải quyết trữ nước ngọt, tiêu và kiểm soát mặn;

+ Xây dựng hệ thống thuỷ lợi nội đồng phục vụ theo từng yêu cầu của các mô hình tôm sú - lúa, cá/tôm nước ngọt và chuyên thuỷ sản;

+ Vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi phục vụ cấp nước (mặn, lợ) và tiêu nước theo nhu cầu của hoạt động NTTS. Đẩy mạnh việc nạo vét, mở rộng kênh tiêu và kênh cấp: Do yêu cầu của việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất (từ đất nông nghiệp sang NTTS và thay đổi cơ cấu từ nuôi mức độ thấp sang mức độ cao hơn), đòi hỏi phải nạo vét và mở rộng các kênh rạch để cung cấp nước và giao thông cho các ao nuôi (đặc biệt là kênh cấp 3 và nội đồng);

+ Xây dựng mới và nâng cấp hệ thống cấp thoát nước riêng biệt cho các vùng NTTS tập trung: một số vùng khó khăn trong đầu tư kênh cấp 3 và cấp 2, nên tận dụng hệ thống thuỷ lợi của nông nghiệp cho phát triển NTTS nhưng phải

vận hành một cách linh hoạt (lịch tiêu và cấp nước, cũng như quá trình sản xuất của hai ngành phải cụ thể và phối hợp tốt);

+ Đối với vùng ven biển (đặc biệt vùng nuôi tôm lúa) có kênh cấp thoát nước chung nhưng cấp và thoát tách biệt theo thời gian và tạo dòng chảy cấp và thoát trên kênh chỉ có một chiều. Khi nước thuỷ triều lên, cống đầu kênh sẽ mở cho nước vào kênh, lúc này các ao nuôi sẽ lấy nước vào ao vì có nguồn nước sạch và nước có cao độ lớn. Đồng thời cống cuối kênh sẽ đóng không cho nước vào kênh. Dòng chảy trong kênh lúc này có chiều từ đầu kênh đến cuối kênh. Khi nước thuỷ triều rút, cống đầu kênh sẽ đóng lại, còn cống cuối kênh sẽ mở, nước sẽ từ trong kênh chảy ra, các ao nuôi sẽ đồng loạt thoát nước ra kênh vì mực nước trong kênh hạ. Dòng chảy trong kênh lúc này cũng có chiều từ đầu kênh tới cuối kênh;

+ Cải tạo các cống ngăn mặn thành các cống tự động hai chiều hoặc xây dựng cống hai chiều mới lấy nước mặn vào mùa nuôi tôm và trữ nước ngọt vào mùa trồng lúa tạo dòng chảy trong kênh một chiều. Hiện tại các cống ngăn mặn có nhiệm vụ là cho tiêu thoát nước từ trong đồng ra, ngăn không cho nước mặn vào đồng. Do vậy muốn lấy nước mặn vào để nuôi tôm là không thực hiện được. Nếu như cải tiến cống có thể mở được chiều ngược lại cho nước biển vào thì dùng một cống cho nước biển vào đồng theo một chiều chảy vào. Nước mặn sẽ cung cấp cho các ao nuôi và thải ra một kênh nhưng không quay được chiều ngược lại vì cống chỉ có một chiều lấy nước và có một cống khác chỉ cho thoát một chiều ra biển (cống hiện tại đang vận hành). Như vậy, quy trình nước sẽ đi một chiều trên tất cả các kênh. Khi vào mùa cấy lúa thì cống lại làm nhiệm vụ ngược lại.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở khu vực nam trung bộ (Trang 130 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)